Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Làm gì khi cá bị bệnh ?

Ngôi nhà bạn đã trở nên hoàn hảo hơn vói sự kết hợp giữa kiến trúc ngôi nhà với những bể cá làm mềm không gian bằng âm thanh của tiếng nước chảy và màu sắc hài hòa. Nhưng việc chăm sóc bể cá cảnh như thế nào lại là điều khiến nhiều người không khỏi lo lắng, đặc biệt là với những bạn mới “đầu quân” vào nghề chơi cá cảnh.

Một bể cá đẹp với những chú cá thân yêu khỏe mạnh, ngày ngày khoe dáng với chủ hẳn sẽ là mơ ước với nhiều người có niềm đam mê cá cảnh. Nhưng bạn lo lắng khi những chú cá đột nhiên bỏ ăn, hay có một vài biểu hiện lạ không giống với ngày thường, những biểu hiện khác thường đó của cá chính là chúng đang báo hiệu cho bạn rằng, chúng đang có một chút vấn đề rắc rối và cần được chủ nhân quan tâm chăm sóc hơn.



Anh Hải, chuyện gia về cá cảnh tại Aquagreen cho biết “Khi cá có những biểu hiện bất thường cần phải được điều trị ngay vì có thể để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ chú cá đó mà còn ảnh hưởng đến cả đàn cá, cá cảnh cũng rất nhạy cảm với môi trường nước, nhiệt độ…, chính vì thế người chơi cá cảnh cần tránh những thay đổi bất thường giữ ổn định môi trường để đàn cá được phát triển khỏe mạnh…”

Môi trường nước, hệ thống lọc, thức ăn… tất cả những vấn đề xung quanh môi trường sống đều có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe và cả “nhan sắc” của những chú cá cưng, chính vì vậy bạn phải là một người thực sự có niềm đam mê và cả sự tỉ mỉ để có thể quan tâm, chăm sóc bể cá của mình một cách an toàn và hoàn hảo nhất.

Công việc vệ sinh bể cá và chăm sóc đàn cá cảnh của bạn sẽ trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn khi được bàn tay “phù thủy” của những chuyên gia tại Aquagreen biến hóa, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nước sẽ được làm sạch, cây thủy sinh được cắt tỉa một cách nghệ thuật để trả lại môi trường trong lành cho những chú cá.

Hiện nay, Aquagreen cung cấp 2 gói dịch vụ chăm sóc bể cá cảnh bao gồm: 

- Dịch vụ chăm sóc đột xuất: với dịch vụ này, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi trong giờ hành chính để được phục tận tình chu đáo nhất.

- Dịch vụ vệ sinh bể cá định kì: Bể cá cảnh nhà bạn sẽ được vệ sinh định kì theo tháng, theo tuần …lịch vệ sinh sẽ do quý khách hàng lựa chọn thời gian phù hợp, nhằm đảm bảo tiết kiệm thời gian.

Công ty Aquagreen cung cấp các dịch vụ bể cá, dịch vụ thiết kế và thi công bể cá cũng như dịch vụ chăm sóc bể cá, giúp bạn chăm sóc bể cá của mình một cách hoàn hảo và có thời gian thư giãn trong không gian ấm áp của gia đình vào những dịp cuối tuần, lễ tết.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn:

Aquagreen- Công ty Cổ phần cá cảnh Việt Nam

Địa chỉ: Cung thể thao dưới nước- Lê Đức Thọ - Từ Liêm - Hà Nội
              74 Nguyễn Trường Tộ - Hà Nội
              66/9 - đường Phổ Quang - Phường 2 - quận Tân Bình – TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 098.326.445 | 098.829.445

Danh bạ cá cảnh Aquagreen

Thú chơi cá cảnh đang phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây, nhu cầu chơi cá cảnh không chỉ để thỏa mãn sở thích của bản thân, nó còn thể hiện đẳng cấp của người chơi qua kĩ thuật và độ sâu về kiến thức chuyên môn. Những bể cá cảnh được người chơi đầu tư cả về thời gian, tiền bạc, bởi nuôi một bể cá cảnh đòi hòi nhiều yêu cầu.

Aquagreen được biết đến như một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp cá cảnh, bể cá cảnh đẹp và đảm bảo chất lượng, là thương hiệu 10 năm uy tín được khách hàng tin cậy. Với hệ thống showroom tại Mỹ Đình - Hà Nội, Nguyễn Trường Tộ - Hà Nội, Phổ Quang – TP HCM, Aquagreen chuyên cung cấp các loại cá cảnh nhập khẩu chất lượng cao và đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.

Trong chặng đường 10 năm phát triển, Aquagreen luôn trân trọng tình cảm, sự tin tưởng của quý khách hàng dành cho sản phẩm dịch vụ, chúng tôi đã không ngừng cải thiện hệ thống nâng cấp bổ sung thêm những sản phẩm độc đáo.


Không còn là thú chơi tao nhã của những bậc giai nhân, cá cảnh hiện nay đã phổ biến với cuộc sống luôn bận rộn, với cả những người không có nhiều thời gian để hòa mình vào với thiên nhiên.

Một bể cá cảnh mini, hay bể cá cảnh treo tường đến những bể cá rồng, bể san hô có giá vài chục, thậm chí là vài trăm triệu đang dần hút nhiều người chơi.


Để phục vụ thú chơi cá cảnh đang gia tăng hiện nay, Aquagreen phục vụ đến quý khách hàng những sản phẩm cá cảnh đa dạng về mẫu mã, chủng loại như:
-       Cá rồng: Ngân Long, Quá Bối, Thanh hồng, Thanh vàng …
-       Cá Koi Nhật
-       Hơn 100 loại cá cỏ: chỉ hồng, chuột mũi, ali đủ màu, bảy màu …
-       Cá cảnh biển (50 loại): bắp nẻ xanh, bá tước, bò mặt khỉ nhỏ, bò picaso …

Cá Ali tại Aquagreen

Chơi và nuôi cá cảnh hoàn toàn là hai khái niệm khác nhau, để chơi được cá cảnh người chơi phải có kinh nghiệm nuôi cá, cá khỏe phát triển nhanh hoàn toàn phụ thuộc vào sự am hiểu của chủ nhân về môi trường nước, nguồn thức ăn cùng những đặc tính của mỗi loại cá để công việc chăm sóc chúng được dễ dàng hơn.

Cá cảnh sẽ là những sinh vật vô cùng đáng yêu và có giá trị nếu bạn biết cách khai thác chúng, cho dù công việc mệt mỏi, căng thẳng đến đâu, bạn chỉ cần ngắm nhìn đàn cá của mình đùa nghịch cùng làn nước xanh, mọi nỗi buồn sẽ tan biến.

Mỗi loại cá lại thích hợp với môi trường sống khác nhau, vì thế mà kĩ thuật nuôi cá cảnh trở nên hết sức cần thiết. Bên cạnh tự bổ sung kiến thức chuyên môn, bạn cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia Aquagreen để được cung cấp kiến thức về đặc tính của từng loại cá,

Hãy đến trực tiếp để chiêm ngưỡng danh bạ cá cảnh thực tế tại:
Aquagreen- Công ty Cổ phần cá cảnh Việt Nam
Địa chỉ: Cung thể thao dưới nước- Lê Đức Thọ - Từ Liêm - Hà Nội
              74 Nguyễn Trường Tộ - Hà Nội
              66/9 - đường Phổ Quang - Phường 2 - quận Tân Bình – TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 098.326.4445 | 098.829.4445

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Chăm sóc cây thủy sinh

Việc chăm bón chất dinh dưỡng cho cây trong bể cá cảnh - cây thuỷ sinh đã luôn là một vấn đề khó khăn ngay từ ban đầu bởi vì các môi trường sống đặc trưng và khác nhau của những cây thuỷ sinh, nơi mà nó xuất xứ. Những cây thuỷ sinh đó có những thích nghi đặc biệt trong việc hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.


Hấp thụ chất dinh dưỡng

Để biết được những loại chất dinh dưỡng nào dành cho cây thuỷ sinh thì cần phải hiểu rõ cây thuỷ sinh hấp thụ các chất dinh dưỡng như thế nào. Nói chung cây thuỷ sinh có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng thông qua lá và hệ thống rễ của chúng và không giống như những loại cây sống trên mặt đất (trên cạn) thông thường vì những cây này hấp thụ phần lớn các chất dinh dưỡng thông qua rễ

Nhìn chung cây thuỷ sinh có một lớp biểu bì rất mỏng hoặc không có lớp biểu bì ở trên lá và cuống vì chúng không có nguy cơ bị khô cạn (bị chết khô). Điều này không chỉ giúp cho chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng mà cũng còn làm cho cây dễ bị hư hại và dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Các loại chất dinh dưỡng

Tất cả mọi cây cối đều cần một nguồn cung cấp không bị gián đoạn 14 loại nguyên tố dinh dưỡng để cho cây phát triển tốt.

Những loại chất dinh dưỡng vĩ mô: Ni tơ (N), Magiê ( Mg), Natri ( Na), Clo ( Cl), Kali ( Ka), Sulphat ( S)
Và các chất dinh dưỡng vi mô là: Sắt (Fe), Bo , Đồng ( Cu), Kẽm ( Zn), Molypden ( Mo), Mangan ( Mn)

Tất cả các chất dinh dưỡng này cây đều cần có nhưng phần tỷ lệ của các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở trong cây thuỷ sinh của bể cá cảnh và cây bình thường là không giống nhau. Ở đây, chúng ta không nói về từng loại nguyên tố riêng biệt mà muốn nói đến các nguyên tố dinh dưỡng vĩ mô và vi mô như trong một nhóm chất dinh dưỡng.

Rêu là một kẻ thù

Việc pha trộn các loại phân bón thông thường cho cây trồng trong vườn và cây trồng trong lọ được thực hiện giữa một tỷ lệ lớn chất dinh dưỡng vĩ mô với một phần nhỏ chất dinh dưỡng vi mô.

Những loại phân bón này không thích hợp cho bể cá. Lý do chính là việc các loại phân này có thể gây ra các cụm hoa rêu.

Rêu là một trong những vấn đề khó khăn chính trong các bể cá và thường là xuất phát từ những loại phân dùng không đúng chủng loại. Rêu cần và sẽ tiêu thụ một khối lượng lớn các chất dinh dưỡng vĩ mô. Nếu chúng tiếp nhận đủ được các chất dinh dưỡng này thì chúng sẽ phát triển một cách khó kiểm soát và có thể che phủ lên một diện tích lớn mặt kính và bề mặt các cây thuỷ sinh, làm hỏng đi cơ hội có được một bể cá cảnh đẹp. Nguy hiểm hơn, có thể làm “chết ngạt” cây thuỷ sinh của bạn.

Các chất dinh dưỡng vĩ mô ở trong bể cá có thể đến từ việc thay đổi nước (vòi nước thường đã có tất cả các chất dinh dưỡng vĩ mô này với một số lượng nhỏ) và một số lượng nhỏ chất dinh dưỡng vĩ mô từ cá mà ra. Việc thay nước cần phải được thực hiện ít nhất 2 tuần một lần và vào khoảng 15% lượng nước cần phải được tháo ra và thay mới. Điều này sẽ làm cho việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng vĩ mô.

Aquagreen tổng hợp

Cá xây lâu đài tình yêu

Những chú cá Cichlid ở Đông Phi rất có kinh nghiệm trong thiết kế và thi công lâu đài bằng cát với nhiều hình thù khác nhau để thu hút con cái đồng thời lâu đài cũng chính là thước đo đánh dấu lãnh thổ, cảnh báo đến những kẻ có ý định tấn công đối tượng.


Chú cá cảnh Cichlid đang tuần tra quanh khu vực lâu đài của mình

Theo nghiên cứu, loài cá Cichlid sống ở hồ Malawi, thường xây lâu đài cát để làm nơi giao phối của chúng, từ một đến hai lần mỗi năm, thường vào mùa sinh sản. 

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Hull và Đại học Nottingham, Anh, cho biết hiện có khoảng 200 phân loài cá Cichlid. Mỗi phân loài sẽ xây các đụn cát với nhiều hình thù và cấu trúc, kích thước khác nhau để thu hút các con cái và đồng thời xua đuổi tình địch. Hình dạng khác biệt của những lâu đài cát sẽ hạn chế nguy cơ xung đột giữa các con cá trong cùng phân loài với nhau. Chúng thường hút cát và nhả cát thành những đụn cát nhỏ. Các con cá đực sau đó sẽ thường xuyên canh giữ và bảo vệ những lâu đài cát này, hy vọng thu hút sự chú ý của những con cái. Theo nhóm nghiên cứu, hình dáng chính xác của các lâu đài cát sẽ ảnh hưởng đến số lượng các cuộc chiến mà những con cá đực sẽ phải tham gia để đối phó với những con đực khác.

Trong quá trình ghi lại hành vi giao phối thành công cũng như hành động thù địch trước và sau khi tác động đến các đụn cát, họ nhận thấy mặc dù mức độ hiếu chiến của những con cá đều giảm xuống, nhưng việc thay đổi hình dạng đụn cát không ngăn cản các con cái bị thu hút bởi những con đực này. Theo đó, nếu các con cá đực thay đổi hình dạng của lâu đài cát khác với những phiên bản khác của con cùng phân loài, chúng sẽ hạn chế được các nguy cơ xung đột với nhau.


Theo thời gian, nếu những con cá cái thích hình dạng mới của lâu đài cát, thì một phân loài cá Cichlid mới có thể được hình thành. Những con cá thuộc phân loài này sẽ xây dựng các đụn cát theo một cấu trúc mới.

Aquagreen tổng hợp

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Khám phá những bí ẩn về hải quỳ

Hải quỳ là một sinh vật đẹp của Đại Dương, từ lâu được khai thác và nuôi trong bể cá để làm cảnh. Một hồ nước mặn sẽ sống động và đầy màu sắc. Nếu bạn biết tuyển chọn nhiều loại Hải quỳ với hình dạng và màu sắc khác nhau hoặc biết phối hợp với San hô và những loài cá cảnh biển như Khoang cổ, Lia thia xanh, Lia thia vàng…

Hải quỳ thích sống ở đáy biển có nhiều đá sỏi. Khi đem khỏi nước, Hải quỳ co mình lại, giấu đầu vào trong thân giống như một cục bột nhão. Nhưng ở trong nước, Hải quỳ xòe cơ thể ra như một bông hoa rực rỡ màu hồng, màu xanh rất đẹp.


Chân Hải quỳ giống như một ống giác hút chặt vào đá. Đầu có hình một đóa hoa cúc với vô vàn cánh hoa, đó là những xúc tu xếp thành nhiều lớp dày đặc tỏa ra quanh miệng. Xúc tu có thể vươn dài, cuốn chặt tôm tép, cá nhỏ, ấu trùng và phóng ra nọc độc làm con mồi tê liệt, rồi khéo léo đưa mồi vào miệng rộng hoác nằm chính giữa đám xúc tu.

Ở vùng biển cạn, ban ngày Hải quỳ thường nghỉ ngơi, đêm xuống chúng mới hoạt động bắt mồi. Nhiều loài sống ở vùng nước thủy triều, khi thủy triều lên, chúng giãn ra và khi thủy triều xuống, chúng co lại như một cái đồng hồ sinh học. Đó là một tập quán, do vậy, dù ở hồ nuôi, Hải quỳ vẫn biết được ngày, đêm, và thủy triều lên xuống.

Đây là hải quỳ, nơi cư trú đặc biệt của cá hề

Hải quỳ sinh sản bằng cách phân chia: xẻ ngang cắt dọc, mỗi mảnh cắt lại trở thành một Hải quỳ con, hoặc sinh sản bằng cách mọc chồi: từ chồi tách ra thành Hải quỳ con.

Nhiều loài Hải quỳ thường kết bạn với tôm cua. Tôm cua chở Hải quỳ đi đây đó để kiếm nhiều thức ăn hơn thay vì bám một chổ trên đá. Ngược lại xúc tu của Hải quỳ quạt tạo dòng nước mang thức ăn cho tôm cua; xúc tu còn có thể tiết ra chất độc tấn công kẻ thù của tôm cua. Hải quỳ còn có quan hệ mật thiết với bầy cá lia thia. Hải quỳ như một bụi cây rậm rạp để bầy lia thia lẩn trốn khi gặp kẻ thù. Ngược lại bầy lia thia hoạt động tạo dòng chảy giàu oxy cho Hải quỳ thở. Lia thia còn tặng cho Hải quỳ những mẩu vụn thức ăn thừa.

Người ta gọi quan hệ Hải quỳ- tôm cua, Hải quỳ - lia thia là những mối quan hệ hợp tác vì không nhất thiết cần cho sự tồn tại của mỗi loài. Tuy nhiên, trong hồ nuôi Hải quỳ, nếu có sự hiếu động của bầy cá hay động tác lượn lờ của những chú tôm, thì hiệu quả thẩm mỹ sẽ tăng lên rất nhiều.

Hải quỳ là loại sợ ánh sáng, do vậy hồ nuôi không để gần cửa sổ có ánh sáng mạnh, nên đặt hồ nơi thiếu ánh sáng như chân cầu thang và chỉ dùng đèn chiếu sáng chuyên dùng.

Aquagreen tổng hợp

Đặc điểm sinh sản ở san hô

Bể cá cảnh san hô được nhiều người chơi lựa chọn, nuôi bể san hô sẽ khó khăn, vất vả hơn so với những bể cá cảnh thông thường, vì vậy việc bổ sung kiến thức để chăm sóc bể san hô là một điều tất yếu.

Aquagreen sẽ cung cấp đến bạn đặc điểm sinh sản của loài thực vật biển có vẻ đẹp mê hoặc này.

Vẻ đẹp mê hoặc của san hô biển

San hô sinh sản hữu tính hoặc bằng nhiều cách khác:

* Tách nhánh: các mảnh của san hô dạng nhánh hoặc đĩa có thể tách ra và tự gắn vào bề mặt của rạn san hô nơi chúng tiếp tục sinh trưởng. San hô tách nhánh ở những vùng biển động hoặc nơi có nhiều sinh vật đến đó kiếm ăn hoặc chà qua chúng.

* Sinh sản phân đôi hoặc ‘đâm chồi’: các nấm san hô có thể tự phân thành hai hoặc nhiều sinh vật.

* Sự thoát ly của polyp: khi những bướu san hô sù sì bị căng cứng, nó có thể thả các polyp ra để chúng sống ở những nơi khác.

* Các bóng polyp: ban ngày san hô thả những mô nhỏ dạng bóng xuống bề mặt của rạn san hô để chúng sinh trưởng gần bố mẹ và tạo thành những cụm san hô mới.

* Sinh sản vô tính: một số san hô dạng hoa và các san hô bướu sù sì có những cá thể còn rất non sinh trưởng trên mô của chúng. Chúng được sản sinh ra chỉ từ một trứng chứ không phải từ một sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. Khi được thả ra, các polyp nhỏ định cư lại và sinh trưởng gần mẹ.

* Sinh sản hữu tính: có hai loại sinh sản hữu tính:

+ Sinh sản ra các ấu trùng bên trong polyp: cách sinh sản này giống như sinh sản vô tính, ngoại trừ việc các polyp nhỏ được sinh ra từ sự kết hợp của tinh trùng và trứng.

Những rạn san hô nhiều màu sắc cho bể cá cảnh đẹp

+ Sinh sản hàng loạt: ít nhất có khoảng 100 loại san hô tạo rạn ở Great Barrier Reef phóng các bọc trứng và bọc tinh trùng vào nước trong thời gian vài đêm đầu mùa hè. Trứng và ấu trùng đang phát triển bơi theo dòng chảy vài ngày sau đó. Sự sinh sản hàng loạt xảy ra trong khoảng 3 đến 6 đêm sau khi trăng tròn và khi nước biển ấm lên sau mùa đông. Sau khi nổi lên trên mặt biển, các bọc trứng và tinh trùng vỡ ra để các tế bào trứng và tế bào tinh trùng gặp nhau và chúng có thể thụ tinh. Trong số hàng triệu trứng và tinh trùng được sản sinh ra, chỉ một số ít trứng có thể thụ tinh, định cư và sống sót cho đến khi trưởng thành. Số còn lại là thức ăn tuyệt diệu cho các loài cá biển.

San hô sẽ làm điêm nhấn lý tưởng cho bể cá cảnh của bạn, tuy nhiên để có được một bể san hô như ý, bạn phải bỏ ra rất nhiều công sức, kĩ thuật để chăm sóc chúng. Ngôi nhà sẽ trở nên hoàn hoàn hảo hơn với một bể san hô đầy màu sắc, mang cả không gian đại dương vào trong cuộc sống.
Aquagreen tổng hợp

Đảm bảo an toàn nguồn điện trong bể cá cảnh

Hậu quả nặng nề có thể xảy ra nếu nguồn điện của trong bể cá nhà bạn không đảm bảo an toàn, nó gây nguy hiểm cho cả chủ nhân và bể cá cảnh, chính vì thế yếu tố an toàn nguồn điện cần được quan tâm đặc biệt.

Luồng điện cần để gây ra một cú sốc điện với một người thật đáng ngạc nhiên là khá thấp. Với một nguồn điện 240 V, một dòng điện chỉ 10 mili ampe xuyên qua cơ thể xuống đất có thể gây ra một cú giật mạnh, và một dòng điện trên 50 mili ampe có thể rất tồi tệ. Đối với những thiết bị có công suất 200w có thể tương đương với dòng điện 800 miliamps.Trong khi khả năng một sai sót nguy hiểm trong các thiết bị bể cá mang tính chất thương mại và hiện đại là rất ít thì vẫn có những mối nguy hiểm tồn tại. Tôi chưa từng biết đến một bài báo nào nói về người chết do điện giật ở Australia nhưng tôi đã biết đến một bài viết trong một tờ báo tiếng Anh nói về điều này, nó còn đưa ra một thống kê chưa chính xác rằng khá nhiều người chết ở Mỹ mỗi năm do điện giật từ bể cá. Bạn phải đảm bảo rằng, nguồn điện đã được ngắt khi bạn muốn chạm tay vào nước, thường xuyên kiểm tra hệ thống điện cũng là phương pháp khoa học, nhằm đảm bảo an toàn cho chủ nhân và cả bể cá.

Nếu thiết bị của bể cá được lắp đặt ở công tắc của hộ gia đình thông thường, với những cầu giao tiêu chuẩn, rất khó để chúng có thể giảm khả năng sai sót trong các thiết bị điện dẫn đến một sự rò rỉ xuống mặt đất với cường độ yếu và vừa đủ để gây ra một cú giật mạnh. Thật may mắn là các thiết bị đảm bảo an toàn điện đơn giản để mua và lắp đặt, chi phí cũng không quá đắt. Đó là việc lắp đặt một cuộn mạch đóng ngắt ELCB (CORE BALANCE EARTH LEAKAGE CIRCUIT BREAKER ) vào hệ thống dây điện dẫn vào bể cá cảnh.


Những thiết bị này hoạt động liên tục trên cơ sở giám sát cường độ dòng điện trên cả dây lửa và dây mát của mạch điện, và nếu có sai sót với các mạch điện dẫn đến rò rỉ dòng điện xuống đất, thiết bị này ngay lập tức sẽ ngắt mạch điện. Chúng được lắp đặt để ngắt mạch trên những dòng điện nhất định, vì thế các thiết bị điện trong nhà như bình nóng lạnh và máy lạnh đương nhiên cũng chỉ mất một phần nhỏ cường độ dòng điện. Mức độ cắt giảm nằm trong khoảng từ 10 mAmpe đến 30 mAmpe, trong đó 30 mAmpe là thích hợp cho bể cá.

Có 3 loại ELCB sẵn có hiện nay. Loại đầu tiên được nối vào công tắc chính của một căn hộ và có thể bảo vệ tất cả các nguồn điện trong ngôi nhà, chứ không chỉ riêng nguồn điện tới bể cá.

Loại thứ hai là một mẫu thiết bị treo tường, nó được thay thế trực tiếp và trông khá giống với một ổ cắm điện tiêu chuẩn. Việc lắp đặt thì cũng như vậy và hầu hết mọi người đều cảm thấy tự tin để tự mình làm công việc đó. Điểm phức tạp duy nhất nếu có đó là nếu cái ổ cắm là một phần của mạch điện xoay chiều và nối với hơn 3 loại dây. Nếu nghi ngờ, hãy gọi một thợ điện đến để lắp đặt.

Loại ELCB thứ 3 là các mẫu không dây. Chúng là các bộ phận độc lập mà được cắm vào các ổ cắm thông thường và vào ổ cắm mà bạn cắm các thiết bị của bể cá, tương tự như một đầu nối chuyển tiếp. Chúng có một điểm thuận lợi là có thể dùng ở bất cứ nơi nào cần trong nhà, ví dụ như với cưa điện hay kéo cắt,…nhưng lại khá đắt.

Việc lựa chọn có lắp đặt một cái ELCB hay không tùy thuộc ở mỗi người. Chúng không quá đắt so với chi phí để bạn lắp đặt thêm một cái bể nuôi, hoặc mua thêm một vài con cá đẹp, nhưng có ý nghĩa rất cao đối với sự an toàn của bạn!

Aquagreen tổng hợp

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Tạo nền bể thuỷ sinh bằng sỏi và phân ADA

Với những người chơi bể thủy sinh thì việc lựa chọn đất nền hay phân để bố trí trong bể không hề đơn giản, vì nó phụ thuộc vào yêu cầu có phù hợp với cây trồng trong bể hay không. Sau đây Aquagreen xin giới thiệu đến bạn một số loại sỏi và phân nền dành cho bể thủy sinh


Bạn có thể sử dụng hoàn toàn phân nền của Nhật hoặc chế biến một loại phân nền và cấy mô cây thủy sinh riêng cho mình. Nhưng trong bài viết này xin giới thiệu với các bạn cách setup nền bể thủy sinh chỉ sử dụng sỏi trắng và phân nền được chế biến sẵn.

Ưu điểm của loại phân nền:
- Tiết kiệm thời gian
- Đất nền này có thể sử dụng trong thời gian dài và có thể chùi rửa được.
Trong thiên nhiên, cây thủy sinh có thể sống ở dưới nước hoặc trên cạn. Môi trường như vậy đảm bảo cây sẽ có đầy đủ chất dinh dưỡng của thiên nhiên. Nhưng trong hồ cây thủy sinh nhân tạo thì không thể lấy đất hoặc bùn bỏ vào để nuôi cây được vì sẽ làm đục nước.


Tác dụng của đất nền trong bể thủy sinh:
- Tạo ra chỗ ở cho con vi sinh cả hai loại cần Oxy và không cần Oxy. Những loại vi sinh này sẽ phân hủy những chất thải có trong bể cá cảnh thành chất dinh dưỡng cho cây.
- Chất nền đó phải có kích cỡ vừa phải, không qúa rắn hoặc quá mịn để rễ của cây thủy sinh xuyên qua được.
- Chất nền không làm thay đổi nồng độ của nước(Ph,Gh,Kh) mà sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây thủy sinh. Ví dụ : Sỏi hoặc cát biển và san hô (có canxi nhiều) có thể làm cho nước trong hồ cứng.

Chất nền có thể tạm chia làm 3 nhóm:
    1. Nhóm cát nền(Sand base)
    2. Nhóm đất sét hoặc sỏi nền(Clay base or Soil base)
    3. Nhóm nền nhân tạo.(Fried clay,Ceramic)
Với những lưu ý trên, Aquagreen hi vọng gia đình bạn sẽ có một bể cá cảnh đẹp quanh năm.


Aquagreen tổng hợp

Khám phá rạn san hô Đông Ấn

Rạn san hô ở vùng biển Đông Ấn  với 2631 loại cá các loại, trong đó có vô vàn các loài cá cảnh đẹp  mới được các nhà sinh vật biển phát hiện, hãy cùng nhau chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đại dương cùng Aquagreen.

Theo tổ chức Bảo tồn quốc tế CI (Conservation International), vùng biển “khu vực Đông Ấn” được nói đến bao gồm Vùng Tam giác san hô (Indonesia, Philippines, Malaysia, Đông Timor, Papua New Guinea và quần đảo Solomon), biển Đông, biển Andaman (Thailand, Myanmar và quần đảo Andaman, Ấn Độ) và đảo Christmas của Ấn Độ Dương.


Cá Pseudanthias mica - một trong 25 loài cá rạn san hô

mới phát hiện tại vùng biển khu vực Đông Ấn. (Ảnh: CI)


Tổ chức CI cho biết, “Các loài cá rạn san hô khu vực Đông Ấn” (Reef Fishes of the East Indies) là một tài liệu tham khảo rất bổ ích cho các nhà sinh học, tự nhiên học và thợ lặn bởi bộ sách cung cấp thông tin toàn diện cho tất cả các loài cá rạn san hô tại khu vực Đông Ấn - trung tâm đa dạng sinh học biển của toàn cầu.


Trong số 25 loài cá rạn san hô mới phát hiện, loài Pseudanthias mica được 2 tác giả Allen và Erdmann rất yêu thích bởi ông Erdmann đã lấy tên của con gái ông - Mica đặt tên cho loài cá này.
“Cá Pseudanthias mica xinh đẹp có họ hàng với loài cá mú, ăn sinh vật phù du. Chúng xuất hiện thành từng nhóm, với mỗi một nhóm có từ 10 đến 100 cặp, trong đó con đực có màu sắc tươi sáng, nổi bật”, ông Erdmann cho biết qua email của tạp chí National Geographic(Mỹ).
“Chúng tôi hi vọng rằng chính phủ các nước và các trường ĐH trong khu vực Đông Ấn - những đối tác tích cực hỗ trợ chúng tôi hoàn thành bộ sách này, có thể thấy được sự đa dạng sinh học biển, đặc biệt là các loài cá rạn san hô, qua đó chúng tôi mong muốn các chính phủ giữ gìn và quản lý nguồn tài nguyên biển tốt hơn nữa”, trích lời của TS Erdmann trên CI.
Dưới đây là hình ảnh một số loài cá rạn san hô mới phát hiện:


Cá Pteropsaron Longipinnis


Cá Aspasmichthys Alorensis, vùng biển Indonesia


Cá Lepidichthys Akiko, ngoài khơi bờ biển phía tây New Guinea


Cá bống Tryssogobius Sarah, sống tại độ sâu khoảng 40m-70m


Cá Pteroidichthys Amboinensis


“Cá ếch” Antennarius Commersoni, màu xanh trong ảnh là trứng của nó


Aquagreen tổng hợp

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Tép RC - Sinh vật đặc biệt trong bể cá cảnh

Cùng với trào lưu bổ sung cá cảnh cho bể thủy sinh thì những chú tép cảnh nhiều màu sắc đang được người chơi săn lùng cho bể thủy sinh nhà mình. Cùng Aquagreen tìm hiểu về đặc trưng của loài tép RC để hiểu hơn về giá trị cũng như đặc tính của loài sinh vật cảnh này.
Tép RC thường được nuôi trong các hồ thủy sinh có rêu, chúng thường ăn những vi sinh vật, rêu tảo bám trên lá cây mà không hại đến lá. Màu sắc của tép RC phụ thuộc vào nguồn thức ăn, con giống và màu sắc của nền hồ. Nếu nền hồ của bạn màu trắng sáng thì cường độ màu sắc của tép cũng nhạt đi và ngược lại.


Hành vi của tép RC
Tép RC thường hoạt động suốt cả ngày, chúng tìm thức ăn ở khắp mọi nơi trong hồ thủy sinh. Khi lớn lên tép RC sẽ lột xác theo định kỳ và lúc đó chúng ta sẽ thấy những lớp vỏ màu trắng nằm rơi rớt trong hồ. Khi tép RC cái mang thai, chúng sẽ ôm trứng dưới bụng và núp trong các lùm rêu, gốc cây hay các hốc đá … nếu tép RC cảm thấy có mối đe dọa khác trong hồ thủy sinh, chúng sẽ không ôm trứng nữa và bỏ trứng ra khỏi người. Vì vậy tép RC cần sự ổn định về nguồn nước trong hồ thủy sinh và thường ít khi nuôi chung được với bất kỳ con cá nào.


 Chăm sóc tép RC
Tép RC rất dễ nuôi, chỉ cần giữ ổn định nguồn nước và nhiệt độ hồ thủy sinh theo yêu cầu. Hạn chế nuôi chung với loài cá khác, muốn nuôi chung với tép khác thì hãy nghiên cứu trước. Ngoài ra lắp 1 hệ thống lọc sẵn sẽ giúp nguồn nước luôn sạch và tạo điều kiện tốt cho tép RC sống khỏe mạnh. 


Thức ăn của tép RC
Tép RC là loài ăn tạp, chúng có thể ăn thức ăn thông thường cho cá. Ngoài ra nên bổ sung tảo để giúp tép RC có thể đỏ hơn. Bạn có thể dùng lá tầm , rau luộc để tạo nguồn thức ăn cho tép RC. Hiện nay, trên thị trường có thức ăn dành riêng cho tép cảnh màu đỏ là SĐ3 rất tốt cho tép bổ sung đầy đủ các acid amin, vitamin, khoáng chất cần thiết cho tép và các enzym giúp tép tổng hợp màu đỏ đẹp hơn.

Giới tính và sinh sản của tép RC
Tép RC mái thường to hơn và nhiều màu hơn con đực. Những con mái có đuôi to hơn và chúng hay có 1 vệt cam vàng trên lưng như yên ngựa, đó là dấu hiệu cho sự phát triển và con mái có thể ôm trứng sinh sản.
Chỉ cần điều kiện tốt và ổn định trong hồ thủy sinh thì tép RC rất dễ sinh sản. Tép RC ôm trứng từ 20-30 trứng và trứng nở trong vòng 2-3 tuần. Trứng của tép RC ôm dưới bụng và sẽ sậm màu hơn khi chúng chuẩn bị nở. Tép RC con khi nở ra có kích thước khoảng 1mm, chúng thường ẩn nấp trong các đám rêu, hay dưới nép lá. Bạn sẽ thấy tép RC con khi chúng lớn được vài ngày.

Các lưu ý về tép RC
Khi các bạn bắt đầu nuôi tép RC thì cần những lưu ý cơ bản sau:
- Tránh xa chất đồng trong hồ cá thủy sinh, các vật dụng bằng đồng dễ giết các sinh vật trong hồ, nhất là tép RC
- Kiểm tra pH thường xuyên theo định kỳ
- Thả nhiều nguồn tép RC khác nhau để tránh bị đồng huyết, màu sắc của tép RC sẽ đẹp hơn.
- Tép RC chỉ có thể nuôi chung với một loài tép khác và ốc khác, hạn chế nuôi tép RC chung với cá.
   + Cá nuôi chung với tép RC an toàn : Cá Otto
   + Cá gây nguy hiểm cho tép RC con: 7 màu, bút chì , cá trâm, mún, neon v.v…
  + Chóng chỉ định cá nuôi chung với tép RC: thần tiên, phượng hoàng, secam, các loài cá miệng to

Một bể thủy sinh đẹp khác tuy khác với một bể cá cảnh đẹp về loài sinh vật đặc trưng sống trong đó nhưng tựu chung lại sẽ cùng làm cho không gian nhà bạn trở nên sinh động và gần gũi hơn với thiên nhiên. Những loài sinh vật cảnh sẽ đảm nhận tốt vai trò làm nổi bật sự sống động này.

Aquagreen tổng hợp