Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Hải quỳ _ Loài động vật đẹp dưới biển




Hải qu(Actinia), chi động vật không xương sống ở biển, bộ Hải quỳ (Actiniaria), phân bộ San hô sáu ngăn (Hexacorallia), lớp San hô (Anthozoa), ngành Ruột khoang (Coelenterata). Sống đơn độc, không có bộ xương, trong tư thế tự nhiên dưới biển có dạng một bông hoa, màu hồng hoặc màu ô liu rực rỡ. Cơ thể hình ống (dạng polyp) có đế gắn vào giá thể, đường kính 1 - 3 cm, có loài lớn hơn. Đối diện với đế là miệng, xung quanh miệng có hàng trăm xúc tu mọc thành nhiều vòng tròn, cân đối. Cũng có thể sống tự do trong nước, nhưng phần lớn sống ở đáy, vùi trong bùn hay di động chậm, có loài cộng sinh với động vật khác. Phân bố rất rộng, khắp các vùng biển từ cực đến xích đạo, từ vùng triều đến biển sâu. Ăn động vật bằng cách săn mồi nhờ các xúc tu có độc tố. Sinh sản vô tính theo lối cắt ngang hoặc cắt dọc, chủ yếu sinh sản hữu tính. Loài HQ thường gặp ở Việt Nam là Actinia equina.



Hải quỳ là họ hàng gần của san hô, nó là do những ống khí trống trong các dạng hình ống tổ hợp thành, Màu sắc thì có: đỏ, trắng, tím, xanh...
Hình dạng gồm: Dạng bướm, dạng tròn ... Khác với san hô, hải quỳ có thể di chuyển với cự ly ngắn.
cahe_haiquy

Vùng sinh sống: Ánh sáng mạnh đến rất mạnh.


San hô và hải quỳ là động vật ruột xoang, chủ yếu sinh trưởng trên đá và sinh vật. Ngoài ra vật còn sinh sản ra tảo biển các loại, ví dụ tảo lửa màu đỏ, tảo tiểu cầu màu xanh, cỏ lông chim... Chúng là cảnh thực vật chính trong bể nước mặn.



- Thức ăn của san hô chủ yếu là phải nhỏ và vụn, thức ăn dạng lỏng như nước tép, chất nước của nghêu sò... Có thể dùng ống trút vào san hô, mỗi tuần cho ăn từ 1 đến 2 lần.



- Thức ăn của Hải quỳ cũng là những thực phẩm nhỏ vụn, cũng có thể dùng nhíp kẹp cây để gắp từng tý thức ăn hoặc con cá thả vào các xúc tu của hải quỳ, mỗi tuần cho ăn 1-2 lần.
San hô và Hải quỳ đều ăn thức ăn lọc là chủ yếu, chúng có thể ăn những sinh vật hữu cơ trong nước biển, nên được gọi là máy lọc tự nhiên trong bể cá.

Không có nhận xét nào: