Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Vài nét về san hô








Chủng loại về san hô khá nhiều, hình dáng đa dạng, màu sắc phong phú: Đỏ, trắng, lam, tím.... Căn cứ vào môi trường sống , chúng được chia ra 3 loại.
1. San hô vùng ánh sáng mạnh
Gồm có: San hô mềm nhiều tua, san hô hồng, san hô mềm vòng hoa tua ngắn, san hô khuy áo, san hô sừng hươu, san hô bọt khí, san hô nã...
2. San hô vùng ánh sáng vừa
Gồm có: San hô hình bướm...
3. San hô vùng ánh sáng yếu.
Gồm có: San hô mặt trời, san hô hình ống, mào gà biển....
Dựa vào cấu tạo bên trong chúng được chia tiếp ra làm 2 loại:
1. San hô đá
2. San hô mềm.

Những san hô ngầm trong đại dương là do rất nhiều san hô nhỏ tụ tập lại. Trong con san hô có loại tảo vàng sống cộng sinh, con tảo vàng đơn bào hấp thụ carbonic, muối phôtphat, muối Nitrat..., chuyển hóa thành dinh dưỡng mà san hô cần, san hô ít khi di động, con san hô sinh trưởng ở tầng ngoài, là 1 lơpứ màng sinh vật mỏng. Khi ra khỏi nước, san hô bị chết đi và phân giải, xác của chúng hình thành những cục san hô nhiều lỗ.
Những thông tin tóm tắt về san hô:
San hô hết sức mỏng manh nhưng chúng cũng rất sắc
San hô được coi là một thức ăn ngon cho cá voi và nhiều loài động vật biển khác
San hô thuộc cùng họ với sứa
Hầu hết san hô đều được tìm thấy trong vùng nước ấm nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng cũng có nhiều san hô mềm sống ở những vùng lạnh hơn trên thế giới, thậm chí ở cả vùng Nam cực
Trong những thập kỷ gần đây, hơn 35 triệu hecta rạn san hô đã bị huỷ hoại.
Các rạn san hô hiện là một trong những hệ sinh thái bị đe doạ nhất trên hành tinh của chúng ta. Nếu với mức độ phá huỷ tiếp tục như hiện nay, 70% các rạn san hô trên thế giới sẽ bị huỷ diệt trong thời đại của chúng ta.
San hô có hình dáng ra sao?
San hô trông giống như thực vật, và trước đây các nhà tự nhiên học đã mô tả các rạn san hô như những khu vườn. Ở một số nơi thuộc Việt Nam, người ta gọi san hô là hoa đá. Nhưng nếu bạn nhìn gần, bạn sẽ thấy san hô được tạo thành bởi những sinh vật rất nhỏ gọi là các polyp san hô.
Mỗi polyp san hô giống như một cây tảo biển với thân dạng túi và chỉ có một miệng mở để lấy thức ăn và loại chất thải. Xung quanh miệng này là các xúc tu với các tế bào gây ngứa.
Một tập đoàn san hô không phải là một nhóm các polyp đơn lẻ cùng sống vì lợi ích chung, mà là kết quả của sự trưởng thành và đâm chồi của một polyp cơ sở.
Các polyp trong một cụm san hô có chung một hệ chất lỏng và thần kinh. Tất cả đều giống nhau về gen và các polyp liên kết với nhau bởi một lớp mô mỏng.
San hô sống ở đâu?
Các rạn san hô hình thành trên các bề mặc vững chắc ở những vùng biển ấm, nông, và nước trong.
Nước biển nơi đó phải:
nhiệt độ 22–29o (nhiệt độ trung bình hàng năm) , nước trong, độ đục thấp, ít chất dinh dưỡng, độ mặn ổn định
- Các rạn san hô sinh trưởng xung quanh các sườn dốc của lục địa hoặc các bờ lục địa. Chúng được biết đến như các rạn riềm.
- Các đảo san hô vòng hình thành từ các rạn san hô riềm xung quanh các đảo núi lửa nay đã tắt.
- Các rạn san hô dạng nền thường được tìm thấy trên thềm lục địa.
- Các rạn san hô dạng ruy băng (còn gọi là các rạn chắn) là những vỉa có hình thon dài sinh trưởng dọc theo mép thềm lục địa.
San hô ăn gì?
Các polyp san hô thu giữ thức ăn. Mỗi polyp có một miệng bao quanh bởi các xúc tu với những thích ti bào giống như những cái móc làm tê liệt các sinh vật nhỏ xíu bơi trong nước

Các xúc tu đẩy thức ăn của polyp qua miệng và cũng chích cả những động vật ăn thịt nữa!
Miệng nối với khoang ruột hình trụ chứa các mô tiêu hoá.
Vào một số tháng trong năm, các mô tiêu hoá còn chứa cơ quan sinh dục đang phát triển. Một số polyp có cả bộ phận sinh dục đực (những túi tinh trùng) và cái (những vòi dẫn trứng).
San hô sinh sản như thế nào?
San hô sinh sản hữu tính hoặc bằng nhiều cách khác, ví dụ như tự chia đôi thành hai sinh vật hoặc thả polyp phát triển ở nơi khác. San hô có những lối sinh sản rất thú vị và nhiều loài sử dụng không chỉ một phương pháp.
Tách nhánh: các mảnh của san hô dạng nhánh hoặc đĩa có thể tách ra và tự gắn vào bề mặt của rạn san hô nơi chúng tiếp tục sinh trưởng. San hô tách nhánh ở những vùng biển động hoặc nơi có nhiều sinh vật đến đó kiếm ăn hoặc chà qua chúng.
Sinh sản phân đôi hoặc ‘đâm chồi’: các nấm san hô có thể tự phân thành hai hoặc nhiều sinh vật.
Sự thoát ly của polyp: khi những bướu san hô sù sì bị căng cứng, nó có thể thả các polyp ra để chúng sống ở những nơi khác.
Các bóng polyp: ban ngày san hô thả những mô nhỏ dạng bóng xuống bề mặt của rạn san hô để chúng sinh trưởng gần bố mẹ và tạo thành những cụm san hô mới.
Sinh sản vô tính: một số san hô dạng hoa và các san hô bướu sù sì có những cá thể còn rất non sinh trưởng trên mô của chúng. Chúng được sản sinh ra chỉ từ một trứng chứ không phải từ một sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. Khi được thả ra, các polyp nhỏ định cư lại và sinh trưởng gần mẹ.
Sinh sản hữu tính: có hai loại sinh sản hữu tính:
Sinh sản ra các ấu trùng bên trong polyp: cách sinh sản này giống như sinh sản vô tính, ngoại trừ việc các polyp nhỏ được sinh ra từ sự kết hợp của tinh trùng và trứng.
Sinh sản hàng loạt: ít nhất có khoảng 100 loại san hô tạo rạn ở Great Barrier Reef phóng các bọc trứng và bọc tinh trùng vào nước trong thời gian vài đêm đầu mùa hè. Trứng và ấu trùng đang phát triển bơi theo dòng chảy vài ngày sau đó. Sự sinh sản hàng loạt xảy ra trong khoảng 3 đến 6 đêm sau khi trăng tròn và khi nước biển ấm lên sau mùa đông. Sau khi nổi lên trên mặt biển, các bọc trứng và tinh trùng vỡ ra để các tế bào trứng và tế bào tinh trùng gặp nhau và chúng có thể thụ tinh. Trong số hàng triệu trứng và tinh trùng được sản sinh ra, chỉ một số ít trứng có thể thụ tinh, định cư và sống sót cho đến khi trưởng thành. Số còn lại là thức ăn tuyệt diệu cho các loài cá!
San hô, với màu sắc của cầu vồng và hình thù kích cỡ rất đa dạng, là một phần độc đáo và thiết yếu đối với sự sống của biển Việt Nam.
Các rạn san hô là một trong những hệ sinh thái lâu đời nhất, đa dạng nhất về mặt sinh học, và phong phú về các loài trên trái đất. Chúng còn hỗ trợ mối quan hệ cộng sinh (cùng có lợi) giữa các sinh vật trong thế giới tự nhiên. Mặc dù chỉ do những sinh vật rất nhỏ tạo thành, san hô tạo nên những ran tuyệt đẹp dọc theo bờ biển Việt Nam và là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển đa dạng.
Mỗi sinh vật san hô là một phần của hệ sinh thái rạn này và cũng là một phần trong quá trình dần hình thành nên một rạn mới. Có một số san hô phát triển rất chậm, dưới 1cm mỗi năm, trong khi đó một số khác thì phát triển rất nhanh, mỗi năm tới 15cm. Tuy vậy, kích cỡ của rạn san hô không nói lên tính bền vững của nó.
San hô rất nhạy cảm với sự xáo trộn, và sự tổn thương do sự bất cẩn của con người có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả rạn san hô nói chung. Tình trạng của một rạn san hô có liên quan rất chặt chẽ với các hệ sinh thái rừng ngập mặn và cỏ biển ở xung quanh. Rừng ngập mặn và cỏ biển lọc chất dinh dưỡng từ các nguồn trên đất liền và là chiếc nôi che chở và nuôi dưỡng của nhiều sinh vật cư trú ở rạn san hô.

Không có nhận xét nào: