Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Tép RC - Sinh vật đặc biệt trong bể cá cảnh

Cùng với trào lưu bổ sung cá cảnh cho bể thủy sinh thì những chú tép cảnh nhiều màu sắc đang được người chơi săn lùng cho bể thủy sinh nhà mình. Cùng Aquagreen tìm hiểu về đặc trưng của loài tép RC để hiểu hơn về giá trị cũng như đặc tính của loài sinh vật cảnh này.
Tép RC thường được nuôi trong các hồ thủy sinh có rêu, chúng thường ăn những vi sinh vật, rêu tảo bám trên lá cây mà không hại đến lá. Màu sắc của tép RC phụ thuộc vào nguồn thức ăn, con giống và màu sắc của nền hồ. Nếu nền hồ của bạn màu trắng sáng thì cường độ màu sắc của tép cũng nhạt đi và ngược lại.


Hành vi của tép RC
Tép RC thường hoạt động suốt cả ngày, chúng tìm thức ăn ở khắp mọi nơi trong hồ thủy sinh. Khi lớn lên tép RC sẽ lột xác theo định kỳ và lúc đó chúng ta sẽ thấy những lớp vỏ màu trắng nằm rơi rớt trong hồ. Khi tép RC cái mang thai, chúng sẽ ôm trứng dưới bụng và núp trong các lùm rêu, gốc cây hay các hốc đá … nếu tép RC cảm thấy có mối đe dọa khác trong hồ thủy sinh, chúng sẽ không ôm trứng nữa và bỏ trứng ra khỏi người. Vì vậy tép RC cần sự ổn định về nguồn nước trong hồ thủy sinh và thường ít khi nuôi chung được với bất kỳ con cá nào.


 Chăm sóc tép RC
Tép RC rất dễ nuôi, chỉ cần giữ ổn định nguồn nước và nhiệt độ hồ thủy sinh theo yêu cầu. Hạn chế nuôi chung với loài cá khác, muốn nuôi chung với tép khác thì hãy nghiên cứu trước. Ngoài ra lắp 1 hệ thống lọc sẵn sẽ giúp nguồn nước luôn sạch và tạo điều kiện tốt cho tép RC sống khỏe mạnh. 


Thức ăn của tép RC
Tép RC là loài ăn tạp, chúng có thể ăn thức ăn thông thường cho cá. Ngoài ra nên bổ sung tảo để giúp tép RC có thể đỏ hơn. Bạn có thể dùng lá tầm , rau luộc để tạo nguồn thức ăn cho tép RC. Hiện nay, trên thị trường có thức ăn dành riêng cho tép cảnh màu đỏ là SĐ3 rất tốt cho tép bổ sung đầy đủ các acid amin, vitamin, khoáng chất cần thiết cho tép và các enzym giúp tép tổng hợp màu đỏ đẹp hơn.

Giới tính và sinh sản của tép RC
Tép RC mái thường to hơn và nhiều màu hơn con đực. Những con mái có đuôi to hơn và chúng hay có 1 vệt cam vàng trên lưng như yên ngựa, đó là dấu hiệu cho sự phát triển và con mái có thể ôm trứng sinh sản.
Chỉ cần điều kiện tốt và ổn định trong hồ thủy sinh thì tép RC rất dễ sinh sản. Tép RC ôm trứng từ 20-30 trứng và trứng nở trong vòng 2-3 tuần. Trứng của tép RC ôm dưới bụng và sẽ sậm màu hơn khi chúng chuẩn bị nở. Tép RC con khi nở ra có kích thước khoảng 1mm, chúng thường ẩn nấp trong các đám rêu, hay dưới nép lá. Bạn sẽ thấy tép RC con khi chúng lớn được vài ngày.

Các lưu ý về tép RC
Khi các bạn bắt đầu nuôi tép RC thì cần những lưu ý cơ bản sau:
- Tránh xa chất đồng trong hồ cá thủy sinh, các vật dụng bằng đồng dễ giết các sinh vật trong hồ, nhất là tép RC
- Kiểm tra pH thường xuyên theo định kỳ
- Thả nhiều nguồn tép RC khác nhau để tránh bị đồng huyết, màu sắc của tép RC sẽ đẹp hơn.
- Tép RC chỉ có thể nuôi chung với một loài tép khác và ốc khác, hạn chế nuôi tép RC chung với cá.
   + Cá nuôi chung với tép RC an toàn : Cá Otto
   + Cá gây nguy hiểm cho tép RC con: 7 màu, bút chì , cá trâm, mún, neon v.v…
  + Chóng chỉ định cá nuôi chung với tép RC: thần tiên, phượng hoàng, secam, các loài cá miệng to

Một bể thủy sinh đẹp khác tuy khác với một bể cá cảnh đẹp về loài sinh vật đặc trưng sống trong đó nhưng tựu chung lại sẽ cùng làm cho không gian nhà bạn trở nên sinh động và gần gũi hơn với thiên nhiên. Những loài sinh vật cảnh sẽ đảm nhận tốt vai trò làm nổi bật sự sống động này.

Aquagreen tổng hợp

Không có nhận xét nào: