Với những người chơi bể thủy sinh thì việc lựa chọn đất nền
hay phân để bố trí trong bể không hề đơn giản, vì nó phụ thuộc vào yêu cầu có
phù hợp với cây trồng trong bể hay không. Sau đây Aquagreen xin giới thiệu đến
bạn một số loại sỏi và phân nền dành cho bể thủy sinh
Bạn có thể sử dụng hoàn toàn phân
nền của Nhật hoặc chế biến một loại phân nền và cấy mô cây thủy sinh riêng cho
mình. Nhưng trong bài viết này xin giới thiệu với các bạn cách setup nền bể
thủy sinh chỉ sử dụng sỏi trắng và phân nền được chế biến sẵn.
Ưu điểm của loại phân nền:
- Tiết kiệm thời gian
- Đất nền này có thể sử dụng trong
thời gian dài và có thể chùi rửa được.
Trong thiên nhiên, cây thủy sinh có
thể sống ở dưới nước hoặc trên cạn. Môi trường như vậy đảm bảo cây sẽ có đầy đủ
chất dinh dưỡng của thiên nhiên. Nhưng trong hồ cây thủy sinh nhân tạo thì
không thể lấy đất hoặc bùn bỏ vào để nuôi cây được vì sẽ làm đục nước.
Tác dụng của đất nền trong bể thủy sinh:
- Tạo ra chỗ ở
cho con vi sinh cả hai loại cần Oxy và không cần Oxy. Những loại vi sinh này sẽ
phân hủy những chất thải có trong bể cá
cảnh thành chất dinh dưỡng cho cây.
- Chất nền đó
phải có kích cỡ vừa phải, không qúa rắn hoặc quá mịn để rễ của cây thủy sinh
xuyên qua được.
- Chất nền
không làm thay đổi nồng độ của nước(Ph,Gh,Kh) mà sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát
triển của cây thủy sinh. Ví dụ : Sỏi hoặc cát biển và san hô (có canxi nhiều)
có thể làm cho nước trong hồ cứng.
Chất nền có thể tạm chia làm 3 nhóm:
1. Nhóm cát
nền(Sand base)
2. Nhóm đất sét
hoặc sỏi nền(Clay base or Soil base)
3. Nhóm nền nhân
tạo.(Fried clay,Ceramic)
Với những lưu ý trên, Aquagreen hi vọng gia đình
bạn sẽ có một bể cá cảnh đẹp quanh
năm.
Aquagreen tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét