Hải
quỳ là một sinh vật đẹp của Đại Dương, từ lâu được khai thác và nuôi trong bể
cá để làm cảnh. Một hồ nước mặn sẽ sống động và đầy màu sắc. Nếu bạn biết tuyển
chọn nhiều loại Hải quỳ với hình dạng và màu sắc khác nhau hoặc biết phối hợp
với San hô và những loài cá cảnh biển như Khoang cổ, Lia thia xanh, Lia thia
vàng…
Hải quỳ thích sống ở đáy biển có nhiều đá
sỏi. Khi đem khỏi nước, Hải quỳ co mình lại, giấu đầu vào trong thân giống như
một cục bột nhão. Nhưng ở trong nước, Hải quỳ xòe cơ thể ra như một bông hoa
rực rỡ màu hồng, màu xanh rất đẹp.
Chân Hải quỳ giống như một ống giác hút chặt
vào đá. Đầu có hình một đóa hoa cúc với vô vàn cánh hoa, đó là những xúc tu xếp
thành nhiều lớp dày đặc tỏa ra quanh miệng. Xúc tu có thể vươn dài, cuốn chặt
tôm tép, cá nhỏ, ấu trùng và phóng ra nọc độc làm con mồi tê liệt, rồi khéo léo
đưa mồi vào miệng rộng hoác nằm chính giữa đám xúc tu.
Ở vùng biển cạn, ban ngày Hải quỳ thường nghỉ
ngơi, đêm xuống chúng mới hoạt động bắt mồi. Nhiều loài sống ở vùng nước thủy
triều, khi thủy triều lên, chúng giãn ra và khi thủy triều xuống, chúng co lại
như một cái đồng hồ sinh học. Đó là một tập quán, do vậy, dù ở hồ nuôi, Hải quỳ
vẫn biết được ngày, đêm, và thủy triều lên xuống.
Đây là hải quỳ, nơi cư trú đặc
biệt của cá hề
Hải
quỳ sinh sản bằng cách phân chia: xẻ ngang cắt dọc, mỗi mảnh cắt lại trở thành
một Hải quỳ con, hoặc sinh sản bằng cách mọc chồi: từ chồi tách ra thành Hải
quỳ con.
Nhiều
loài Hải quỳ thường kết bạn với tôm cua. Tôm cua chở Hải quỳ đi đây đó để kiếm
nhiều thức ăn hơn thay vì bám một chổ trên đá. Ngược lại xúc tu của Hải quỳ
quạt tạo dòng nước mang thức ăn cho tôm cua; xúc tu còn có thể tiết ra chất độc
tấn công kẻ thù của tôm cua. Hải quỳ còn có quan hệ mật thiết với bầy cá lia
thia. Hải quỳ như một bụi cây rậm rạp để bầy lia thia lẩn trốn khi gặp kẻ thù.
Ngược lại bầy lia thia hoạt động tạo dòng chảy giàu oxy cho Hải quỳ thở. Lia
thia còn tặng cho Hải quỳ những mẩu vụn thức ăn thừa.
Người ta gọi quan hệ Hải quỳ- tôm cua, Hải
quỳ - lia thia là những mối quan hệ hợp tác vì không nhất thiết cần cho sự tồn
tại của mỗi loài. Tuy nhiên, trong hồ nuôi Hải quỳ, nếu có sự hiếu động của bầy
cá hay động tác lượn lờ của những chú tôm, thì hiệu quả thẩm mỹ sẽ tăng lên rất
nhiều.
Hải quỳ là loại sợ ánh sáng, do vậy hồ nuôi
không để gần cửa sổ có ánh sáng mạnh, nên đặt hồ nơi thiếu ánh sáng như chân
cầu thang và chỉ dùng đèn chiếu sáng chuyên dùng.
Aquagreen tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét