Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Một số bệnh thường gặp trên cá nước ngọt

A. Những nguyên nhân dẫn đến bệnh của cá

1. Chất lượng nước bị thay đổi:Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vào mùa đông hoặc nhiệt độ tăng cao vào mùa hè đều làm cho cá bỏ ăn, suy yếu tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh cá phát triển, làm cho cá dễ bệnh.

Nguồn nước nuôi bị nhiễm bẩn, thiếu oxy, nồng độ PH cao, các thành phần hoá học không phù hợp cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cá nuôi.

Khi nước chảy quá mạnh, cá phải bơi lội liên tục, tiêu tốn nhiều năng lượng, giảm sức, chậm lớn, từ đó tạo điều kiện cho mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cá nuôi. (Các bạn cần chú ý điều này để điều chỉnh thời gian tạo luồng cho phù hợp)

2. Chất lượng thức ăn kém:
Chất lượng thức ăn có vai trò rất quan trọng đối với nuôi cá. Thức ăn chất lượng tốt, đầy đủ dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng sẽ phòng tránh các bệnh dinh dưỡng và cần cho việc phòng các bệnh liên quan tới nhiễm trùng và stress khác.

Nếu cá bị đói sau một thời gian dài hoặc thức ăn kém chất lượng sẽ dẫn đến cá bị suy yếu, chậm lớn và có thể tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh tấn công.

3. Thiếu cẩn thận khi chăm sóc cá:

Các dụng cụ cho ăn không được vệ sinh thường xuyên là nơi ẩn chứa mầm bệnh.

Các dụng cụ vận chuyển, bắt cá như lưới vợt, thùng… có thể làm xây xát cá trong quá trình thao tác và vì thế mầm bệnh có điều kiện xâm nhập vào cá nuôi.Do đó phải dùng các dụng cụ nhẵn, lưới không gút để hạn chế trường hợp này.

B. Một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt

1. Bệnh nhiễm khuẩn
Vi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh khá quan trọng, là trở lực chủ yếu kìm hãm sự phát triển của cá. Hầu hết vi khuẩn gây bệnh là một phần của hệ vi sinh vật bình thường trong môi trường (nước biển, ao, hồ, sông rạch) và nói chung các vi khuẩn này được xem là tác nhận gây bệnh thứ cấp hoặc tác nhân gây bệnh cơ hội. Tuy nhiên cũng có một số ít các loài vi khuẩn là tác nhân khởi phát, bệnh xảy ra thường là do biến động các yếu tố môi trường hoặc do stress nhưng cũng có thể gây chết cao.

Tỷ lệ chết do nhiễm khuẩn có thể lên đến 100%, bệnh có thể xảy ra dưới dạng mãn tính, bán cấp tính và cấp tính.

Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trên thủy sản đều có những triệu chứng giống nhau, đặc biệt là trên cá.

1.a. Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas
Tác nhân gây bệnh:

  • Nhóm vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thuộc giống Aeromonas:
    • A. hydrophila.
    • A. caviae.
    • A. sobria.
  • Vi khuẩn hiện diện bình thường trong nước, đặc biệt khi trong nước có nhiều chất hữu cơ. Nó cũng có thể không gây bệnh khi khu trú trong ruột cá.
Đối tượng nhiễm bệnh: Các loại cá nuôi nước ngọt

Lứa tuổi mắc bệnh: Cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80%.

Dấu hiệu bệnh lý:

  • Cá bệnh bị sẫm màu từng vùng ở bụng.
  • Xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể.
  • Hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể, vảy dễ rơi rụng.
  • Mắt lồi, mờ đục và phù ra.
  • Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử.
Phòng trị:
  • Tránh tạo ra các tác nhân cơ hội như nhiễm ký sinh trùng (Nhóm nguyên sinh động vật), tránh làm xây xát cá, vệ sinh không đúng qui định, nước giàu chất hữu cơ (môi trường nuôi nhiễm bẩn), mật độ nuôi quá dày, hàm lượng ôxy thấp, ô nhiễm từ các nguồn nước thải công nghiệp...
  • Dùng thuốc tím ( KmnO4 ) tắm cá, liều dùng là 0,4g/100 lít nước. Xử lý lập lại sau 3 ngày, định kỳ tắm cá một tuần, hai tuần hoặc một tháng/lần tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá.
  • Dùng thuốc trộn vào thức ăn:
    • Oxytetracyline: 55-77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày (nên hạn chế sử dụng).
    • Enrofloxacin: 20 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày.
    • Streptomycin: 50-75 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 5-7 ngày.
    • Kanamycin: 50 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 ngày.
    • Nhóm Sulfamid: 100-200 mg/kg, cho ăn 10-20 ngày.
1.b. Bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas (bệnh đốm đỏ)
Tác nhân gây bệnh:

  • Pseudomonas fluorescens
  • P. anguilliseptica
  • P. chlororaphis,...
Đối tượng nhiễm bệnh: Các loài cá nuôi nước ngọt

Dấu hiệu bệnh lý:

  • Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng.
  • Bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn.
  • Pseudomonas spp. gây nhiễm khuẩn huyết thường liên quan đến các stress, các thương tổn da, vẩy do các tác nhân cơ học, nuôi với mật độ cao, dinh dưỡng kém, hàm lượng ôxy giảm...
  • Pseudomonas spp. xâm nhập vào cơ thể cá qua các thương tổn ở mang, da...
Phòng trị:
  • Dùng vaccin phòng bệnh.
  • Giảm mật độ nuôi.
  • Cung cấp nguồn nước tốt.
  • Tắm KMnO4  liều dùng là 0,4g/100 lít nước không qui định thời gian.
  • Có thể dùng các loại kháng sinh để điều khi như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.
1.c Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Edwardsiella (Edwarsiellosis)
Tác nhân gây bệnh: bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda.

Đối tượng nhiễm bệnh: Các loài cá nuôi nước ngọt

Dấu hiệu bệnh lý:

  • Xuất hiện những vết thương nhỏ trên da (phía mặt lưng), đương kính khoảng 3-5mm, những vết thương này sẽ phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ, da bị mất sắc tố.
  • Cá mắc bệnh sẽ mất chức năng vận động do vây đuôi bị tưa rách. Có thể xuất hiện những vết thương bên dưới biểu bi, cơ, khi ấn vào sẽ phát ra khí có mùi hôi, các vết thương này sẽ gây hoại tử vùng cơ chung quanh.
  • Bệnh thường xảy ra trên cá lớn.
  • Bệnh xuất hiện khi chất lượng nước trong môi trường nuôi xấu, nuôi với mật độ dày, nhiệt độ thích hợp để bêệh phát triển khoảng 30 độ. Tuy nhiên bệnh cũng xuất hiện khi nhiệt độ nước thấp hơn và dao động bất thường.
Phòng trị:
  • Cải tiến chất lượng nước.
  • Giảm thấp mật độ nuôi.
  • Có thể dùng các loại kháng sinh để điều trị như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.
2. Bệnh do giáp xác ký sinh
2.a. Bệnh do trùng mỏ neo
Tác nhân gây bệnh:

  • Trùng gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều dài 8-16mm, giống như cái que, đầu có mấu 16mm, giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá.
Triệu chứng:
  • Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viên và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Tác hại và phân bố bệnh:
  • Bệnh gây tác hại lớn đối với sự phát triển của cá.
  • Đối với cá lớn, trùng mỏ neo làm thành vết thương tạo điều kiện cho các tác nhân khác gây bệnh như: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn,... xâm nhập.
  • Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt, ... trên các loài cá.
Phòng trị:
  • Nếu phát hiện có trùng mỏ neo ký sinh dùng thuốc tím 1-2,5g/100 lít nước tắm cá trong một giờ hoặc dùng Dipterex 5 g /100 lít, mỗi tuần 2 lần.
2.b. Bệnh rận cá
Tác nhân gây bệnh:

  • Trùng thường gây thuộc giống Argulus, màu trắng ngà, có hình dạng giống con rệp nên còn gọi là rận cá hoặc bọ cá, bọ vè, nhận thấy được bằng mắt thường.
Dấu hiệu bệnh:
  • Trùng ký sinh bám trên da cá hút máu cá đồng thời phá huỷ da, làm viêm loét tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công.
Phòng trị:
  • Áp dụng cách phòng trị giống trùng mỏ neo hoặc dùng thuốc tím KMnO4 với nồng độ 1 g/100 lít, ngâm trong một giờ.
2.c. Bệnh nấm thuỷ mi
Tác nhận gây bệnh:

  • Do hai giống nấm là Saprolegnia và Achlya.
Dấu hiệu bệnh lý:
  • Trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám, có những sợi nấm nhỏ nhìn trong nước giống như sợi bông trên thân cá.
  • Phân bố và lan truyền bệnh.
Các giai đoạn phát triển của các loài cá nước đều có thể nhiễm nấm.
Nhiệt độ nước 18-25 độ C, thích hợp cho nấm phát triển.

Chẩn đoán bệnh:

  • Nhìn bằng mắt thường có thể thấy các sợi nấm nhỏ như sợi bông, mềm, tua tủa.
Phòng trị bệnh:
  • Áp dụng các giải pháp phòng bệnh tổng hợp. Nâng cao nhiệt độ lên 30 hoặc hơn. Dùng Potassium dichromate 2g/100 lít nước. Nếu cá có vết thương có thể bôi trực tiếp dung dịch Potassium dichromate 5% hoặc iodine 5%.
  • Muối: 2 lạng /100 lít nước ngâm trong 15 phút hoặc 1 lạng/100 lít ngâm không giới hạn thời gian.

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Cá Thần Tiên



Cá thần tiên (Pterophyllum scalare) là loài cá cảnh nước ngọt phổ biến sống trong vùng nhiệt đới. Chúng là một trong những loài cá đẹp nhất bởi màu sắc bắt mắt bên ngoài.  Cá Thần Tiên được nhập vào nước ta khoảng gần nửa thế kỷ nay.  Cá vừa đẹp vừa hiền, nuôi chung được với cá Tàu, cá Hồng Kim và vài giống cá kiểng khác.  Cá thần tiên màu đen, sau này lai tạo ra được màu bạc trông lạ và hấp dẫn hơn.
Cá Thần Tiên có dáng tròn, thân dẹp, tuy mình không có màu sắc tươi tắn, nhưng nhờ có sự phối trí của các vi kỳ như vi lưng, vi ngực, vi bụng dài nên khi di chuyển cá tạo được sự mềm mại, thướt tha, chậm rãi trong dáng bơi, đĩnh đạc hoặc trong tư thế nên tạo nét phúc hậu thần tiên.

Rất khó phân biệt được giới tính của cá Thần  Tiên. Người ta chỉ biết được một điều là giữa cá trống và cá mái khác nhau ở khoảng cách ở giữa vi bụng và vi hậu môn. Với cá mái thì khoảng cách này rộng hơn một chút. Cá mái khi trứng già thì bụng to, bơi chậm chạp.


Cá thần tiên bơi theo chiều dọc và vây của chúng sẽ không phát triển được nếu chiều cao bể cá nhỏ hơn 40cm, do vậy chiều cao bể cá phải tối thiểu 50cm. Tốt nhất một bể cá nuôi cá thần tiên không được nhỏ hơn 100L, trung  bình nuôi 6 con là 400L.

Thức ăn cá thần tiên thích loại thức ăn dạng mảnh. Tuy nhiên, chúng có thể ăn các loại thực phẩm như ấu trùng, sâu và côn trùng. Cá thần tiên không phải loài ăn tạp chúng ăn rất ít nên chỉ cho ăn một lần hoặc hai lần một ngày. Cá thần tiên có thể tồn tại ngay cả khi nhịn đói 2 tuần. Tuy nhiên không nên để cá nhịn đói vì nó sẽ ảnh hướng tiêu cực đến tốc độ phát triển và sức khỏe của cá.

Cá thần tiên có tuổi thọ cao, chúng có thể sống tới 8-9 năm. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc dung cách thì cá chỉ sống ít hơn 4 năm. 

Các bệnh phổ biến ở cá thiên thần như sau:
  • Exophthalmia: cá bị xuất huyết trên cơ thể, cá bị đốm đen, mất vây thậm chí bọ nổi u. Nguyên nhân do thiếu bảo trì bể thường xuyên, nhiễm trùng bởi các loài ký sinh trùng. Nổ mắt do đục thủy tinh thể.
  • Bệnh đốm trắng. Nguyên nhân do ký sinh trùng nhưng thực chất bệnh này xuất phát do thiếu bảo trì, nồng độ NH3 cao, cá bị stress kém thích nghi với môi trường, hoặc do không được kiểm dịch .
  • Cá tuyệt thực mất cám giác ngon miệng

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Cá La hán

Cá La Hán là một loài cá có được qua phương pháp lại tạo của các nghệ nhân cá cảnh chứ trong tự nhiên không hề có loài cá này. Có một số nhận định cho rằng cá La Hán được lai tạo từ cá Hồng Két (Red Parrot) và cá rô phi họng đỏ mà ra, nhưng thực chất chúng được lai tạp từ nhiều loài cá khác nhau cùng chung một họ cá rô phi rất đa dạng vốn có hơn 400 loài. Những con cá La Hán đầu tiên xuất hiện tại các bể nuôi ở Malaysia. Đến năm 2001, từ những cuộc thi cá La Hán đầu tiên đã nhen nhóm phong trào chơi cá La Hán và nhanh chóng lan rộng, được nhiều người hưởng ứng và được phổ biến đến các nước Châu Á khác gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... và thực sự phát triển mạnh ở Việt Nam vào đầu năm 2004.
Hiện nay, cá La Hán được rất nhiều người nuôi cá chọn nuôi làm cá cảnh, cá La Hán được đón nhận rất cuồng nhiệt hơn cả cá đĩa và cá rồng xưa kia, vì người ta quan niệm loài cá này đem lại sự thịnh vượng và may mắn từ thân hình lấp lánh nhiều ánh châu và chiếc đầu gù to dị dạng khiến loài cá này càng trở nên đẹp và ngộ nghĩnh.



Là loài cá cảnh được lai tạo, có tuổi thọ khá cao (trên 10 năm) và sức khỏe cũng khá tốt. Cá trưởng thành có khá nhiều điểm đặc biệt được thừa hưởng bởi cá cha và cá mẹ đặc biệt là màu sắc lấp lánh trên thân không con nào giống con nào cả. Chúng có đuôi xòe đẹp và vây thường kéo dài, mắt không to, hai mang ngắn. Cá La Hán trưởng thành có kích thước từ 25cm hoặc 30cm tùy loài. Cá La Hán khá hiếu động và tò mò, bơi lội nhiều trong hồ và cũng thích phá phách những vật làm cảnh như đá, cây thủy sinh nên thường nuôi cá La Hán trong hồ trơn. Dễ nuôi vì cá mạnh khỏe, ít bệnh lại ăn tạp, chủ yếu những thức ăn sống như tôm tép, ốc, cá con và thịt bò băm nhuyễn (khó tiêu).
Tiêu chuẩn chung để đánh giá một chú cá La Hán đẹp là thân mình phải nhiều "châu" tức là những vảy cá óng ánh, màu sắc sặc sỡ và cái đầu phải có cái gù càng to thì càng có giá trị.
Sở dĩ một chú cá La Hán đạt tiêu chuẩn lại có giá cao vì mặc dù chúng sinh sản khá dễ, nhưng số cá trưởng thành có màu sắc đẹp và đầu gù to thường chiếm tỷ lệ khá thấp trong đàn cá, từ 10% đến 30% cho dù cá cha và cá mẹ đều đẹp.
Cá La Hán được lai tạo ra có hơn 60 loài nhưng những loài sau đây được ưa thích và nuôi nhiều là:

- Kim Cương
- Thái đỏ
- King Kamfa (giống ngoại nhập và đắt nhất trong các loại hiện nay)
- King lai ( Thường được lai giữa King Kamfa mái và Kim cương trống



Cá la hán ăn tạp nên ăn được nhiều loại thức ăn: trùn chỉ, lăng quăng hoặc tôm tép tươi…, hoặc thức ăn tươi sống như ròng ròng
Ngoài ra cá cũng ăn thức ăn dạng tổng hợp có bán tại các cửa hàng kinh doanh cho cá kiểng.
Cá La Hán hình như đã thoát ra khỏi thú chơi cá tao nhã bình dị mà những người chơi cá cảnh bấy lâu nay đã cảm nhận được. Bên cạnh những giá trị về mỹ quan thì giá trị về kinh tế của nó cũng thật đáng nể.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Cá cảnh biển - cho ăn thế nào là đúng cách

Trong thế giới hoang dã, tìm kiếm thức ăn là một trong 3 việc chính mà cá biển thực hiện (2 việc khác là sinh sản và tìm cách sinh tồn hoặc để những con cá lớn hơn ăn thịt). Bạn có thể tranh luận rằng bị khai thác cũng giống như việc bị ăn thịt vậy.
Nếu bạn quan sát cá nước mặn một lúc, đặc biệt trong thế giới tự nhiên, bạn sẽ để ý thấy rằng các loài ăn cỏ liên tục tìm kiếm thức ăn hoặc “ăn dạo” như một số người vẫn nói. Trong khi đó những con động vật ăn thịt thì thích lượn lờ và kiếm những bữa ăn đơn giản. Các loài ăn cỏ có bộ lòng dài hơn các loài ăn thịt. Đó là do chúng mất nhiều thời gian để tiêu hóa tảo và chắt lọc protein để nuôi sống chúng hơn. Các loài ăn thịt có bộ lòng ngắn hơn bởi nó không phải mất nhiều thời gian khi hấp thụ protein từ những thớ thịt tươi sống của các con mồi như ốc sên, cá, tôm,…
Với các loài ăn cỏ, lý tưởng nhất là có một nguồn thức ăn luôn sẵn có cho chúng. Tảo mọc trong bể sẽ cung cấp một lượng nhất định nhưng trừ khi bạn có thật nhiều, bạn sẽ cần phải bổ sung thức ăn cho chúng. Các loại thức ăn được chuẩn bị như nhiều loại thức ăn vụn, là thức ăn tập trung dinh dưỡng và tùy từng loại mà có thể cung cấp cho cá mọi thứ chúng cần. Cho cá ăn ít một trong một lần hoặc hơn mỗi ngày thì gần với cái cách thức mà chúng ăn trong tự nhiên hơn là cho ăn từng đợt cứ sau 2 hoặc 3 ngày.


Hầu hết các loại cá (thậm chí cá mập) sẽ chỉ ăn những gì chúng cần để tồn tại. Nếu bạn nhìn ngắm những con cá của mình khi cho chúng ăn, bạn sẽ thấy rằng chúng sẽ ăn uống năng nổ trong khoảng 2 phút rồi sau đó sẽ làm ngơ với chỗ thức ăn còn lại nhiều giờ liền. Thức ăn thừa sẽ biến thành rác thải và lắng xuống đáy, tạo ra nhiều nitơrat hơn.
Nếu bạn chỉ cho cá ăn một lần cứ sau 2 hoặc 3 ngày, đó không phải là cách mà hầu hết các loại cá vẫn ăn trong thế giới tự nhiên, giống như những gì mà chúng ta đang cố gắng bắt chước. Theo kinh nghiệm của tôi, cho ăn hai lần một ngày và chỉ vừa một lượng để chúng ngốn hết trong vòng 2 phút là tốt nhất.
Các loài ăn thịt thì ngược hẳn lại. Những con cá chình là một ví dụ tuyệt vời. Chúng có thể bơi lội nhiều ngày mà không cần ăn uống gì rồi sau đó đột ngột ăn ngấu nghiến trong vòng vài phút. Kinh nghiệm của tôi là nếu bạn có một tập hợp các loài ăn cỏ, ăn thịt và ăn tạp trong bể, chúng sẽ tìm được thức ăn và ăn đủ nếu bạn cho ăn nhẹ hai lần một ngày.
Mỗi bể đều có yêu cầu khác nhau nhưng thực sự để tính toán lượng đó thì không khó. Hãy quan sát những con cá của bạn. Nào hãy cố gắng để trở thành anh hùng biển cả, những người mới bắt đầu với thú chơi này.

Loài sinh vật kỳ lạ ở đáy đại dương

Một con chuột biển (còn gọi là sâu biển) vừa bị một cơn bão đánh dạt lên bờ biển Kent (Anh). Thông thường, loài này được tìm thấy ở độ sâu hơn 2.000m.

Con chuột biển dài hơn 10cm này được phát hiện khi đang nằm giữa các viên sỏi và vỏ sò nhờ vào bộ lông sáng óng ánh của nó. Loài này có thể có chiều dài lên đến 30cm và thường sống ở dưới vùng liên triều ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Lưng của chúng được bao phủ bởi một lớp lông có màu đỏ ánh xanh trong một cơ chế bảo vệ đặc biệt. Do không nhìn thấy đường nên chúng định vị bằng các xúc tu (phần phụ nhỏ có nhiều lông giống như mái chèo). Những xúc tu này giúp chúng tìm kiếm các xác chết và các sinh vật biển bị phân hủy. Chúng là loài lưỡng tính với các cơ quan chức năng sinh sản của cả hai giới tính được tìm thấy trong cùng một cơ thể và thường bị dạt vào bờ sau bão.



Aquagreen

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Giới thiệu về cá Ali

Đặc điểm chung
Ali có kích thước khi trưởng thành là 12cm (có thể lớn hơn khi đc nuôi trong điều kiện tốt, đôi khi là 20cm). Cơ thể thon dài, con mái và những con chưa trưởng thành có màu trắng - vàng kèm sọc đen kéo dài ngang thân. Đặc biệt hơn, con đực trưởng thành có màu đối ngược lại, sọc xanh trắng trên nền đen hay xanh sẫm, màu này đc biến đổi trong khoảng thời gian con đực được 6-9 tháng tuổi), đôi khi con đực trưởng thành vẫn mang màu như con cái khi yếu thế trong môi trg sống và biến đổi màu khi gặp đk thích hợp (kẻ thù,thức ăn,mùa sinh sản...). Ngoài ra, màu của con đực có thể nhợt nhạt, lem hay màu nâu nếu chế độ thức ăn kém,thiếu thức ăn thực vật,nhưng có thể được khôi phục lại nếu cho ăn phù hợp. 
Một đặc điểm thú vị nữa về màu sắc là khi không có con đực trong bể thì sẽ có một con mái mang màu sắc con đực và thống trị phần còn lại.

Đặc điểm nuôi dưỡng
Cá được xếp mức độ 4, mức rất khó nuôi (có 5 mức:1 là dễ -->5 là cực kì khó). Lý do là chúng mạnh hơn rất nhiều so với phần lớn các loài Mbuna khác(con đực có thể coi là mạnh nhất) Con đực của loài này tấn công không nhân nhượng và giết chết bất cứ kẻ xâm lược nào vi phạm lãnh thổ,trừ khi tới để để ghép đôi sinh sản. Không nên nuôi quá một con đực đối với hồ có thể tích dưới 125L( có tài liệu ghi là 425L) vì chúng có thể giết lẫn nhau tới khi còn con đực cuối cùng. Con cái cũng có lãnh thổ riêng và tấn công các con cái khác vi phạm,chúng đặc biệt hung dữ khi mang trứng. Mỗi con cần lãnh thổ riêng và rất hung dữ,đặc biệt tấn công không thương tiếc kẻ cùng giới tính. Nếu bạn muốn nuôi loài này,nên nhớ nuôi trong bể có kich thước thật lớn,nuôi ghép trong trường hợp ghép với loài có kích thước lớn hơn hoặc bằng và có tính dữ dằn như chúng.

Các loại cá Ali

1. Cá Ali trắng – Pindani
 

-Đặc điểm: Cá Ali trắng có thân thoan dài, đỉnh đầu dốc, miệng rộng. Cỡ cá tối đa 8cm. Thân và các vây có màu trắng như tuyết.
-Phân bố: Cá nhập nội từ cuối thập niên 90, trung bình 500 – 1000 con/năm giai đoạn 2000 – 2004. Cá đã sản xuất giống trong nước từ năm 2004, tập trung ở Biên Hòa
- Thức ăn: Cá ăn động vật. Thức ăn bao gồm cá con, côn trùng, giáp xác, trùng chỉ, thức ăn viên
- Chăm sóc: Cá lên màu đẹp trong môi trường nước cứng và pH kiềm. Có thể trải một lớp đá san hô trên bể để giữ môi trường phù hợp cho cá
-Sinh sản: Tỉ lệ đực cái khi tham gia sinh sản là 1:3. Cá cái đẻ trứng lên giá thể cứng trong bể, cá đực thụ tinh ngoài, sau đó cá cái gắp trứng lên miệng để ấp. Thời gian cá cái ấp trứng và giữ con trong khoang miệng khoảng 3 tuần

2. Cá Ali vàng - Yellow prince


Đặc điểm: Cá Ali vàng có thân thon dài, đỉnh đầu dốc, miệng rộng. Cỡ cá tối đa 10cm. Thân cá có màu vàng đặc trưng, các vây vàng nhạt pha trắng với các viền đen
-Phân bố: Cá nhập nội từ cuối thập niên 90, trung bình 2 – 6 ngàn con/năm giai đoạn 2000 – 2003. Cá đã sản xuất giống trong nước từ năm 2004, tập trung ở Biên Hòa

3. Cá Ali xanh vằn - Zebra Malawi Cichlid


-Đặc điểm: Cá Ali xanh vằn (huyết trung hồng) là dạng kiểu hình thân màu đỏ hồng của loài Mayladia zebra với màu thân đa dạng từ xanh vằn đến đỏ, vàng cam...Cỡ cá tối đa 11cm, thân thon dài, đỉnh đầu dốc, miệng rộng
- Phân bố: Cá nhập nội từ năm 2003, lượng nhập xấp xỉ 1.000 con/năm
-Tầng nước ở: Mọi tầng nước
- Chăm sóc: Cá lên màu đẹp ở môi trường nước cứng và pH kiềm (pH 8,0). Bể cần bố trí lọc
nước và sục khí thường xuyên.
- Thức ăn: Cá ăn tạp từ tảo, thực vật đến côn trùng, giáp xác, trùng ... Cá cũng ăn thức ăn viên.
-Sinh sản: Tỉ lệ đực cái khi tham gia sinh sản là 1:3. Cá cái ấp trứng và giữ con trong khoang miệng khoảng 3 – 4 tuần.
-Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể có nhiều hang, hốc đá với nền đáy cát. Cá hay gây hấn và tranh giành lãnh thổ, nên thả chung với nhiều loài khác như cá ali xanh, vàng, trắng … để cá giảm bớt tính hung hăng.

4. Cá Ali Xanh Sciaenochromis ahli (Trewavas, 1935)


-Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể có nhiều hang, hốc đá với nền đáy cát. Bể có khoảng không rộng rãi cho cá di chuyển. Không nên thả nhiều cá đực trong bể chật để tránh cá gây hấn. Bể nuôi chung các dạng cá ali xanh, vàng, cam, trắng … gây liên tưởng đến bể cá cảnh biển do cá có màu sắc đẹp và dáng bơi rất đằm.
-Chăm sóc: Cá lên màu đẹp trong môi trường nước cứng và pH kiềm. Có thể trải một lớp đá san hô trên bể để giữ môi trường phù hợp cho cá.
- Thức ăn: Cá ăn động vật. Thức ăn bao gồm cá con, côn trùng, giáp xác, trùng chỉ, thức ăn viên …
-Sinh sản: Tỉ lệ đực cái khi tham gia sinh sản là 1:3. Cá cái đẻ trứng lên giá thể cứng trong bể, cá đực thụ tinh ngoài, sau đó cá cái gắp trứng lên miệng để ấp. Thời gian cá cái ấp trứng và giữ con trong khoang miệng khoảng 3 tuần.

5. Cá Ali Sát Thủ Mắt Malawi – Compressiceps Cichlid – Dimodiochromis

Đây thực sự là một trong những con cá đẹp nhất trong dòng cá Ali, khi cá trưởng thành và lên đủ màu sắc, nó thực sự khiến bất cứ người chơi nào cũng phải đam mê


Do đặc điểm sinh học, chúng còn được gọi là những con cá Sát Thủ Mắt Malawi, chúng là loài ăn thịt duy nhất ăn từ đuôi của con mồi.
Những con Ali mõm dài Malawi cần một bể nuôi có kích thước tối thiểu 70 gallon nước. Chúng cần nền cát mềm và nhiều hang hốc núi đá để trú ẩn.
Compressiceps là một trong những loài ấp trứng miệng. Hầu hết những con cá cichlids Malawi thuộc nhóm này đều dễ dàng nhân bản trong bể nuôi với thiết kế phù hợp. Một nhóm cá với 5 đến 7 con cái và một con đực sẽ là mô hình nhân bản tối ưu.
Những con cá sát thủ Mắt Malawi có một chế độ ăn đơn giản, có thể là thực phẩm sống, thịt đông lạnh, hoặc thức ăn viên được thiết kế cho Cichlids châu phi.

6. Cá Ali Vây Chỉ – Threadfin Geophagus – Acarichthys heckelii

Cá Ali là một loại cá cảnh khá nhiều người chơi lựa chọn bởi chúng khỏe mạnh, nhiều màu sắc và đặc biệt nuôi đàn thì lung linh không khác gì cá biển.



Nhiều người đam mê cá Ali- Cichlid xem cá Ali Vây Chỉ như một chuỗi ngọc quý trong hồ cá gia đình, chúng khá hòa bình trong bể cá lớn với nhiều chỗ trú ẩn. Khi cá trưởng thành, một loại chỉ trên vây lưng xuất hiện, kết hợp với cơ thể màu bạc ánh xanh tuyệt đẹp, Threadfin Geophagus làm cho bể nuôi thêm một điểm nhấn quý phái.
Có nguồn gốc ở khu vực Amazon của Brazil, cá Ali Vây Chỉ cần một bể rộng hơn 40 gallon nước, với nhiều chỗ ẩn nấp giữa đá, cây, lũa. Giống như bất kỳ một con cá Cichlid nào khác, loài cá này có một niềm đam mê đào bới mãnh liệt. Vì vậy bạn nên lưu ý các vị trí trồng cây thủy sinhtrong bể. Tuy nhiên cũng có một ưu điểm, đó là nền cát của bể sẽ luôn sạch sẽ.
Do tập tính thích đào bới, nên bể nuôi cần có một nền cát mềm, hoặc sỏi nhỏ. Đây là một loài cá ăn tạp, do đó bạn có thể cho chúng ăn nhiều loại thức ăn như thức ăn viên mảnh, bo bo, trùn chỉ, sâu đông lạnh, tôm.
Để nhân giống loài Cichlid này, bạn nên lựa chọn cặp bố mẹ có hình thức đẹp, chúng đẻ trứng trong các hang động được thiết kế phù hợp. Khi trứng nở, cần tách cá bố ra một nơi, tuy nhiên điều này rất khó khăn.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Giới thiệu về cá Koi Nhật Bản



Cá Koi theo tiếng nhật là Nishikigoi. Ðược người Nhật lai tạo giống cách đây hơn 200 năm. Tùy theo màu sắc đặc tính mà người ta còn có nhiều tên gọi cho các con cá:Thí dụ con cá có màu nền Trắng pha màu đỏ gọi là KOHAKU. Cá màu nền Trắng pha màu đỏ và thêm một chút màu đen gọi Showa sanke. Cá có màu xám bạc hai bên mang có màu đỏ pha trắng gọi là Asagi và Shusui. Ngoài ra còn có nhiều tên khác nữa để gọi như Kohaku, Sanke, Showa, Ogon, Kin- Showa, Kujaku, Hi- Utsuri, Shusui, Komonryu, Koromo. Showa Sanshoku
Cá Koi có thể sống tới cả trăm năm tuổi, bình thường nuôi trong hồ nhân tạo nó cũng thể sống tới 25 – 35 năm. Cá Koi khi trưởng thành có chiều dài khoảng 60 – 90 cm. Nếu nuôi và chăm sóc cẩn thận nó có thể lớn thêm được 5 – 10 cm mỗi năm. Cá Koi là một loại cá hiền lành, nó có thể sống chung với các loại cá khác. Tuy nhiên,  để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh tật người ta thường nuôi cá Koi thuần nhất trong hồ và không nuôi thêm các cá khác.

1. Hồ Cá
Không giống như các loại cá cảnh khác được nuôi trong hồ kiếng để ngắm nhìn theo chiều ngang, cá Koi được nuôi trong một loại “ao“ nhỏ đào trong vườn . Hồ nuôi cá thường được đào sâu xuống theo hình bậc thang (có thể sâu khoảng 2m) để tạo nên những chiều sâu đa dạng, phía dưới được lót bằng những tấm nilon nhựa để nước khỏi thoát đi, dĩ nhiên nếu điều kiện kinh tế của bạn tốt hơn bạn có thể xây bằng xi măng, như thế hồ của bạn sẽ chắc chắn hơn nhiều, dung tích hồ tùy theo mặt bằng có sẵn của bạn, từ 4- 5 mét khối tới vài chục mét khối. Theo nhiều người khuyên bờ hồ nên xây cao hơn mặt nước khoảng 30 – 40 cm để tránh tình trạng chó hoặc mèo săn mất cá Koi của bạn. quanh bờ hồ người ta có thể trồng vài cây sen để cá có thêm bóng mát trongnhững ngày hè và cũng để làm giảm bớt sự phát triển của các loại rêu độc hại, hoặc trang trí thêm những ngọn đèn, cây cảnh Bonsai hay bàn ghế theo kiểu nhật cho thêm thơ mộng. Hồ nướccũng cần trang bị thêm một hệ thống bơm lọc để giữ nước luôn được trong sạch và tránh tình trạng bị rêu lan trong nước. Theo nguyên tắc đối với cá Koilớn khoảng 30 cm thì cứ mỗi mét khối nước thì được thả một con, cá nhỏ thì ta có thể thả mật độ dầy hơn.


2. Tiêu Chuẩn
Ðể đánh giá một con cá như thế nào là đẹp có rất nhiều tiêu chuẩn mà người nuôi cũng như ban giám khảo phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của người Nhật bản. Thường thì người ta căn cứ vào màu sắc, sự trưởng thành của cá cũng như hình dáng của cá. Về màu sắc thì màu sắc phải tươi tắn tự nhiên, sự phân chia màu sắc phải rõ ràng, không loang lổ các khoảng màu có hình dạng độc nhất vô nhị. Thí dụ có chú cá Koi toàn thân trắng nhưng trên giữa đỉnh đầu có một đốm đỏ thật lớn, thật tròn như một hình mặt trời trên nền cờ của của con dân Thái Dương Thần Nữ.



3. Nước Nuôi Cá
Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7,5 được coi là lý tưởng. Nếu nồng độ nitrit trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại. Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ ôxy trong nước và làm cá nghẹt thở. Tuy nhiên, sức chịu đựng của cá Koi cũng khá cao, có những hồ nước đặc rêu xanh mà người chủ không có thời gian để thay nước và vẫn có thể sống được. Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun ) cũng có tác dụng đáng kể.

4. Thức ăn
- Cá chép Nhật là loài cá ăn tạp, cá ba ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài như: Bo bo và các loài động phiêu sinh khác, cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín.
- Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy, do đó giai đoạn này, tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Trong điều kiện nuôi, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như trùn chỉ, loăng quăng, hoặc gây nuôi tốt các động vật phiêu sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Vai trò của nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này quyết định tỉ lệ sống của cá.


5. Bệnh tật
Cá Koi cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thường gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi, cũng có những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Cá bệnh nên vớt ra những hồ chứa riêng để theo dõi và điều trị. Trường hợp nặng hơn có lẽ bạn nên mời bác sĩ thú y.

Việt Nam chúng ta thú vui nuôi cá Koi chưa được nhiều người biết tới, hy vọng một ngày gần đây nó sẽ trở thành một thú vui có tính cách quần chúng. Còn gì thanh thản hơn sau một ngày lao động đầy căng thằng, mệt mỏi, về tới nhà với tách trà trong tay ngồi dưới bóng mát của bóng cây sau nhà, nghe tiếng chim hót, tiếng nước chảy rì rào như xa, như gần và dưới kia đàn cá chép kiểng Nhật Bản lượn lờ êm ả như một đám mây ngũ sắc đùa lượn. Hy vọng rằng bạn sẽ mau quên đi những lo âu thường ngày và một ngày nào đó nếu thời cơ đến quỹ gia đình của bạn sẽ được cải thiện đáng kể với cá chép kiểng Nhật Bản.

Bệnh thường gặp ở cá Dĩa

1. Bệnh Đục mắt


- Triệu chứng: Mắt có màn trắng đục, có thể bị sưng mắt nếu để lâu không trị dể dẫn đến mù mắt.

- Cách trị:
+ Ra tiệm thuốc Tây mua 1 vỹ Tetraciline 500mg (3000đ/ vỹ), pha 2 viên (hồ 6 tấc) vào tách nước, khuấy đều rồi đổ vào hồ.
+ Cắm sưởi ở 33 - 35 độ.
+ Cho vào 01 chén nhỏ muối hột.
+ Tắt lọc, tắt oxy (vì tránh tạo bọt trên mặt hồ).
+ Sau 24 giờ thay 1/2 nước, cho thêm một viên + ít muối.
+ Sau 24 giờ nữa thì thay 1/2 nước, cho ít muối. Nếu thấy cá đỡ hơn thì khỏi cho thêm thêm thuốc, ngược lại thì cho thêm 1 viên nữa.

2. Bệnh Nấm trắng

- Triệu chứng: Có màn trắng trên thân, cá đen người, hay tụ 1 góc hồ và ít hoạt động.

- Cách trị: Hiện có rất nhiều cách trị nấm, nhưng mình xin nêu 2 cách đơn giản và thông dụng nhất.
+ Cách trị bằng muối đậm đặc: Cần chuẩn bị 1 thau nước và 1 chén nước muối (muối ăn nha)thật đặc. Bắt cá bệnh ra thau, sau đó bạn cầm cá trên tay và thấm nước muối tha vào chỗ nào bị đốm trắng, tha tha vài lần rồi thả cá vào hồ trở lại. Chú ý là vuốt xuôi theo mình cá nha, đừng để cho nước muối vào mang cá và mắt cá nha. Bạn nên mua muối hột ở tiệm cá về rải hàng tuần để tránh bệnh đốm trắng cho cá . Tốt nhất nên thay hết nước của hồ cá bệnh (thay hết luôn chứ ko phải 1/2 hay 1/3 đâu vì như thế sẽ còn mầm bệnh trong nước) đồng thời giữ nhiệt độ nước khoảng 32 – 33 độ C.
+ Cách trị bằng thuốc nâu: 1 viên dùng cho 20 lít, ngâm 48 tiếng sau đó thay 1/3 nước, ngày tiếp theo thay 1/2 nước rồi thay hết nước vào ngày kế tiếp. Kèm theo phải luôn luôn sưởi 30 - 33 độ C.

- Lưu ý: Có một cách điều trị nhanh và hiệu quả là tắm cá trong các dung dịch sát khuẩn và nấm. Do nồng độ thuốc trong dung dịch cao nên cá thường không sống lâu được trong dung dịch này, thời gian tắm khoảng từ 15 phút đến hơn 1 tiếng. Trong quá trình tắm phải theo dõi hoạt động của cá liên tục để vớt ra kịp thời, tùy theo loại dung dịch mà sau khi vớt cá ra môi trường nước mới các bào tử nấm có thể chết ngay hoặc suy yếu đần, có thể tróc ra ngay từng mảng hoặc vẫn còn bám trên mình cá nhưng teo dần và được loại thải sau vài ngày. Ưu điểm của phương pháp tắm là nhanh, ít tốn thuốc, sau khi tắm xong cá được sống trong môi trường nước mới nên có thể cho ăn, thay và quản lý chất lượng nước dễ dàng, nhưng cũng khá nguy hiểm nếu quá liều hoặc quá thời gian chịu đụng của cá. Một số dung dịch người ta thường dùng là Malachite green, Formalin, thuốc tím, muối ăn, CuSO4... Hiệu quả và nồng độ của mỗi dung dịch tùy thuộc vào từng loại cá và độ tuổi. Về phần điều trị bằng phương pháp tắm rất đễ gây chết cá nên xin được trao đổi với các bạn ở một chuyên mục khác.

3. Bệnh ký sinh trùng


Triệu chứng: gây ngứa, khó chịu, cá thường giật giật các vây hay cọ sát vào các vật cứng trong bể như thành hồ những nơi có thể bề mặt nhám và nguy hiểm hơn dể dẫn đến loét, trầy thân cá.

- Cách trị: Đơn giản mà hiệu quả. Bỏ muối 400 - 500gm/100lít nước (bỏ vào từ từ hay bỏ vào hộp lọc), tăng nhiệt độ lên 32 - 33 độ C.

4. Bệnh loét thân, đục thân
  

- Triệu chứng: Loét 1 mục nhỏ ngay thân và từ từ lang rộng ra cho đến chết. Bệnh này rất nguy hiểm và khó cứu nếu không chữa trị kịp thời.

- Cách trị: dùng Merinal (thuốc đặt của chị em, có bán ngoài tiệm thuốc tây).
+ Thuốc: 1 viên/60lít và nâng nhiệt độ lên 32 độ C.
+ Muối: 200gm/100lít
+ Ngày hút đáy 1 - 2 lần (không cần bắt riêng cá ra), 2 ngày thay 1/3 nước rồi thêm 1 viên thuốc nữa.

- Lưu ý: Trong những ngày này cá bỏ ăn, khoảng 1 tuần sau cá mới bắt đầu ăn lại phải trị bệnh loét chúng ta cần phải kiên nhẫn chờ đợi, không nên chữa trị bừa bãi sẽ làm cá chết ngay nhiều.

5. Bệnh đường ruột


- Triệu chứng: Cá bỏ ăn, bụng to, có khi đi phân trắng

- Cách trị 1: Dùng men tiêu hóa BIO FISH và làm theo hướng dẫn trên bao bì (có bán ngoài tiệm cá), nhiệt độ nâng lên 32 - 33 độ C, khoảng 3 ngày sau cho cá ăn tý lăng quăng (vì lăng quăng dễ tiêu hóa hơn các loại thức ăn khác).

- Cách trị 2: Dùng Metronidazol (có bán ngoài tiệm thuốc tây, vỉ có 1 mặt vàng, 1 mặt đỏ). Liều dùng: 1 viên/20lít nước ngâm 2 ngày sau đó hút bớt nữa hồ châm nước mới vào và cho thuốc vào bằng với lượng nước vừa hút ra. Nhiệt độ 32 - 33 độ C.

- Trong lúc trị bệnh không nên cho cá ăn và tập ăn lại sau 3 ngày trị bệnh. 

Aquagreen
 

Phát Hiện Cá Dĩa Bị Nấm

Đối với cá xanh:

- Có biểu hiện đen mình, sẩm màu, cụp vây. Cá hay trốn hoặc tụ ở một góc hồ và trên mình có một lớp màu trắng như bông gòn.
- Mắt có một lớp màn trắng bao phủ.
- Cá hay cọ vào vật cứng trong hồ.


Đối với loại có gen bồ câu như Red Melon, bồ câu, red malboro,… :

- Có biểu hiện hay tụ lại một góc hồ, cụp vây và trên mình có một lớp mỏng màu trắng như bông gòn.
- Mắt có một lớp màn trắng bao phủ.
- Cá hay cọ vào vật cứng trong hồ.


Aquagreen


Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Phân biệt giới tính cho cá Rồng

Chỉ số giới tính (Arowana Gender Index – AGI)
Việc lai tạo cá rồng châu Á hầu như chỉ được thực hiện trong ao đất. Một trong những yếu tố hạn chế việc gia tăng sản lượng là không thể xác định được giới tính của cá giống. Xác định giới tính cá rồng là yếu tố quan trọng trong vấn đề xác định tỷ lệ giới tính cá giống nhằm tối ưu hóa lai tạo.
Trong hợp tác nghiên cứu & phát triển giữa công ty Qian Hu và ông Alex Chang của Ngee Ann Polytechnic, một phương pháp xác định giới tính mới bằng chỉ số giới tính (AGI) được phát triển. Ngày nay, các nhà lai tạo cá cảnh thương mại có thể áp dụng phương pháp này để xác định tỷ lệ giới tính cá giống nhằm thu được nhiều cá con nhất. Phương pháp này đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả hơn so với cách nghiên cứu DNA truyền thống.
Phương pháp dựa trên sự khác biệt về quan hệ của các đặc điểm hình thái giữa cá rồng đực và cái trưởng thành. Phương pháp có độ chính xác cao (lên đến 70%) và chỉ số sẽ giúp cải thiện mức độ sinh sản của cá rồng giống. Chỉ số này được áp dụng cho cá rồng trên một tuổi và chỉ phù hợp đối với những con mạnh khỏe, không dị dạng.


HH: độ rộng thân tính từ gốc vây bụng (hay kỳ).
WH: độ dày thân tính từ gốc vây bụng (hay kỳ).
LH: độ dài đầu tính từ chóp râu đến viền nắp mang.
Cá đực sẽ có chỉ số giới tính (AGI) trên 111 và do đó chỉ số của cá cái sẽ thấp hơn.
Qian Hu không đề cập đến việc nghiên cứu được thực hiện trên dòng cá rồng nào nhưng theo logic thì có thể đoán là một trong hai dòng giá trị nhất là huyết long và quá bối, hoặc là cả hai. "Tỷ lệ giới tính" cá giống (nhằm đạt sản lượng cá con tối ưu) cũng được nhắc đến nhưng không hề có con số cụ thể.
Quan sát nắp mang
Dưới đây là quan sát của một nhà lai tạo người Nhật trên dòng cá quá bối. Tác giả lưu ý điều này có thể không chính xác ở những dòng cá khác, chẳng hạn như hồng vĩ.



* Với cá trưởng thành, hình chữ A ở nắp mang cá cái rõ ràng và kích thước mũi tên hẹp, trong khi vùng chữ A ở nắp mang cá đực méo mó và kích thước mũi tên rộng hơn. Điều này hợp lý vì cá đực ấp trứng trong miệng nên cổ họng và nắp mang phải to.
* Dạng đầu muỗng (spoon head) hay đầu đạn (bullet head) không liên quan gì đến giới tính. Kích thước vây cũng vậy, vây dài và to cũng chưa chắc là cá đực.
* Cá đực dài hơn, đầu to hơn trong khi cá cái ngắn và vuông vức hơn, đầu nhỏ hơn. Trong cùng điều kiện nuôi, cá đực phát triển nhanh và dài hơn so với cá cái. Ở kích thước dưới 20 cm thì chưa có nhiều khác biệt. Nhưng cá cái lớn chậm lại khi đạt 35 cm và phát triển thiên về chiều rộng, chiều dày và cân nặng. Ở 38 cm thì cá cái bắt đầu sinh sản.
* Màu sắc cá non cũng không có nhiều khác biệt. Nhưng khi trưởng thành, cá đực có nền xanh nhạt hơn và viền vàng phát triển đến 80% bề mặt vảy. Cá cái có nền xanh đậm hơn, và viền vàng phát triển chỉ đến 50% bề mặt vảy (người chơi quá bối nên lưu ý đặc điểm này).
(sưu tầm. ) 

Aquagreen

Đôi điều về cá Đĩa

Cá đĩa (người miền Nam gọi là cá dĩa) (danh pháp khoa học: Symphysodon, tên tiếng Anh thông dụng là discus fish, thuộc họ Cá rô phi Cichlidae)

Người Hoa gọi cá đĩa là "Ngũ Sắc Thần Tiên" và tôn nó là "Nhất Đại Mỹ Ngư" tức là cá đẹp nhất trong các loài cá nuôi để làm cảnh.


Đặc điểm

Quê hương của cá đĩa là những nhánh sông nhỏ thuộc sông Amazon (Nam Mỹ) là nơi có nhiều cá đẹp và lạ. Cá trưởng thành có kích thước từ 15 cm đến 20 cm, thân hình có dạng tròn như chiếc đĩa, rất dẹp, miệng nhỏ, mang nhỏ và sống hiền hòa theo bầy đàn trong tự nhiên.

Cá Đĩa có thân hình trơn láng. Cá đĩa được chia ra 2 chủng loại chính đó là cá đĩa Hoang dã và cá đĩa thuần chủng.
Cá đĩa hoang thì có 4 dòng chính đó là: Cá đĩa Heckle, cá đĩa nâu (brown discus), cá đĩa xanh Dương (blue discus)và cá đĩa xanh lá (green discus).
Phần còn lại thuộc họ nhà cá đĩa điều do những nghệ nhân chơi cá Lai tạo thành, Giống thông thường của giòng cá lai tại dược gọi là cá đĩa bông xanh (turquoise)và hiện nay giống mới nhất là cá bạch tạng (snow white hoặc albino white).

Thức ăn của cá đĩa trong môi trường nuôi nhân tạo thường là trùn đỏ, trùn chỉ, bo bo, lăng quăng hay tim gan bò băm nhuyễn. Cá đĩa không kén ăn, nhưng tương đối khó nuôi vì cá chỉ sống mạnh khỏe ở một môi trường nước thật sạch, độ pH từ 5,5 đến 6,5 đến hơi chua, nước mềm và ở điều kiện nhiệt độ từ 28 đến 32 độ C. Người ta dựa vào những tiêu chuẩn này để làm bể nuôi cá đĩa cho thật phù hợp để cá sống mạnh khỏe.

Sinh sản

Giống cá này cho sinh sản trong điều kiện nhân tạo rất khó thành công(cũng may mắn đến thời điểm này 2012 cá Dĩa đã dễ dàng nhân tạo hơn rất nhiều). Cá sinh sản đã khó do giữ trứng rất kỹ, lại hay ăn trứng nếu như cảm thấy xung quanh nó nguy hiểm hay nhiều người qua lại, cá bột yếu ớt và hao hụt rất nhiều. Mỗi chu kỳ sinh sản mặc dù cá đĩa có thể đẻ khoảng 200 đến 400 trứng, nhưng khi đàn cá bột lớn cỡ 2 cm thì chỉ còn lại 30 đến 40 con là điều bình thường nếu không muốn nói là đã đạt tiêu chuẩn cho một lứa đẻ của cá đĩa.


Cho cá bắt cặp

Giai đoạn bắt cặp xảy ra trong vòng 7-10 ngày. Cặp cá sẽ tự tách ra một góc bể, dùng miệng làm sạch nơi sẽ sinh đẻ. Đôi cá này thường kề sát miệng, quẫy mạnh đuôi, đuổi bắt nhau, xua đuổi những con khác lại gần chúng. Tiếp đó chúng bơi sóng đôi, quấn quít bên nhau. Trước khi đẻ một vài ngày, cá có hiện tượng rùng mình, rung toàn thân, xếp vây lại, đôi lúc đứng yên tại chỗ, ít bắt mồi. Khi sinh, cá chúc đầu xuống 45 độ. Lúc này gai sinh dục lộ rõ, màu sắc rực rỡ hẳn lên. Cá cái đẻ trứng theo chiều dọc giá thể, từ dưới lên. Cá đực cũng theo lộ trình đó tiết tinh để thụ tinh cho trứng. Số trứng thường 70-80 đến 150, có khi hơn.

Phân biệt giới tính

Cá đực có hình dáng to, đầu hơi gù, vây bụng xệ, dưới bụng vùng giáp vây lõm vào trông rất rõ, hoạt động hung hăng hơn cá cái.
Cá cái thường nhỏ hơn cá đực, gai sinh dục lồi ra ngắn (#3mm) , chia 2 thùy nhọn và hơi cong về phía sau.

Quá trình sinh sản

Trứng được tưới tinh có màu trong suốt, trứng không thụ tinh có màu trắng đục, tấy gòn. Sau 36-48 giờ, trứng thụ tinh chuyển sang màu đen. Số không được thụ tinh sẽ chuyển sang màu trắng trong 24h. Ở 30 độ C trứng nở trong vòng 60-72 giờ. Trong lúc này cá bố và cá mẹ thay phiên nhau quạt nước cho trứng để có đủ độ thoáng khí. Tỉ lệ trứng nở từ 60% đến 80% với nhiệt độ 28độ C, và 20-50% với nhiệt độ trên 30 độ C. Nếu cá đẻ lứa đầu tiên thì 90% số trứng đó sẽ không nở và bị cá cha mẹ ăn hết vì cá đực hoặc cái chưa thuần thục kỹ năng sinh sản, nên chờ lứa tiếp theo.

Chăm sóc cá bột


Khi cá mới nở sẽ sống nhờ túi noãn và bám trên giá đẻ, tự tiêu dùng năng lượng của túi noãn để sống sót, nếu cá bột rơi xuống, cá cha hoặc mẹ sẽ dùng miệng ngậm lấy và đặt lại chỗ cũ.
Sau 60 giờ, cá bột có thể bơi lội thành đàn quanh cá bố mẹ, sống nhờ ăn chất nhờn tiết ra từ mình cá bố mẹ trong vòng 12-15 ngày. Sau đó, cá bột bắt đầu ăn được các sinh vật nhỏ trong nước. Khoảng 18 ngày, cá bột có thể tạm gọi là cá con và ăn được thức ăn nhân tạo. Sau 21 ngày chúng có thể tự đi tìm thức ăn.

Aquagreen

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Những tác động của môi trường nước đến đặc tính của cá cảnh

Cũng như những loài thủy sản khác, cá cảnh sống trong các môi trường nước khác nhau. Những ảnh hưởng, tác động từ môi trường bao gồm các thay đổi từ nguồn nước, các thông số môi trường. Những thay đổi đó, tùy theo mức độ tác động nhiều hay ít mà gây ra ảnh hưởng với cường độ khác nhau đến sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản, dịch bệnh, màu sắc, tỉ lệ sống, độ đồng đều…

Tác động của môi trường nước đến cá Đối với cá cảnh yếu tố màu sắc có vai trò rất quan trọng, quyết định đến giá trị và sức hấp dẫn đối với người chơi, thưởng ngoạn. Một môi trường phù hợp, cá cảnh sẽ phát huy tối đa, trưng hiện tất cả những màu sắc sặc sỡ nhất. Môi trường phù hợp, cá dương các vây cờ, tung tăng bơi lội, hoạt động tích cực. Môi trường phù hợp, cá tích cực sử dụng thức ăn, tiêu hóa triệt để thức ăn, hấp thu nhiều dưỡng chất cần cho cơ thể. Mau lớn, ít hao hụt, ít bệnh, đồng đều về kích cỡ…Khi môi trường nuôi có những thay đổi theo chiều hướng xấu, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng, từ ít đến nhiều…sẽ gây những đợt sốc, ảnh hưởng, làm qúa trình sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản giảm sút rất nhanh về số lượng, chất lượng, tốc độ, thời gian. Dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sống, độ đồng đều, đặc biệt làm cho màu sắc cá nhợt nhạt dần, đến mất màu, làm môi trường nước thay đổi.

Nguyên nhân làm môi trường nước thay đổi Thứ nhất là do việc xử lý nước ban đầu. Người nuôi chưa quan tâm nhiều đến biện pháp xử lý nước, hoặc xử lý rất sơ sài, qua qua cho đủ thủ tục. Không xác định rõ hàm lượng, thành phần, các chất quan trọng trong nguồn nước, không nắm được đặc điểm sinh học về môi trường loài cá thả nuôi. Khiến cho các thông số trong hồ cá không đúng chuẩn quy định, dối loạn về tỉ lệ các yếu tố có trong nước. Thứ hai đó là thức ăn, thức ăn cho cá nuôi không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại, thành phần, số lượng theo yêu cầu của cá. Khi cho ăn, do không phù hợp, nên cá ít hoặc không sử dụng thức ăn, làm thức ăn dư thừa tích tụ nơi đáy hồ nuôi, gây ô nhiễm nước. Thứ ba là đó là mật độ thả cá. Mật độ nuôi càng dày, lượng phân, lượng nước tiểu, xác cá chết thải ra môi trường càng nhiều, gây hại trực tiếp cho cá nuôi. Thứ tư là yếu tố thời tiết. Khi thời tiết thay đổi, gián tiếp làm thông số môi trường thay đổi theo, trực tiếp làm cá nuôi bị sốc do quá trình diễn ra đột ngột, cá nuôi không kịp thích ứng. Ngoài những nguyên nhân phổ biến đã trình bày phần trên, còn rất nhiều nguyên nhân khác, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến môi trường nuôi cá cảnh.

Biện pháp quản lý môi trường nước
  Thông qua hoạt động và màu sắc cá nuôi Thông thường, khi môi trường ô nhiễm, cá nuôi mất màu từ từ, giảm ăn, ít hoạt động, hay xuất hiện trên mặt nước, chậm lớn, hao hụt nhiều. Khi môi trường thay đổi, các thông số môi trường biến động rất lớn trong ngày, sự biến động thông số môi trường sảy ra đột ngột, bất ngờ, quá cao hoặc quá thấp, vượt ngưỡng chịu đựng của cá nuôi. Cá nuôi không kịp điều chỉnh, thích ứng, nên hao hụt rất lớn, hoặc chai còi, chậm lớn. Khi môi trường ô nhiễm, nước thường có màu đen, nâu, hoặc trắng bạc. Nước có mùi khai, tanh, keo đặc, trên mặt nước xuất hiện rất nhiều váng bọt, rong nhớt, rêu xanh. Thủy thực vật như rong bèo, lục bình…tàn úa, thối nhũn dần.

Thay một phần nước nuôi khi có dấu hiệu ô nhiễm Lượng nước thay không quá 50%, tốt nhất là thay 1/3 lượng nước cũ. Có thể dùng một số hóa chất, giúp cải thiện môi trường, như dùng Carbonat Canxi:(CaCO3) hoặc dùng Zeolite. Liều lượng hai loại hóa chất trên dùng từ 10-20g/m3. Chế phẩm sinh học cũng được đánh giá hiệu quả, đặc biệt những chế phẩm sinh học nguồn gốc từ các vi sinh vật.

Ổn định các thông số môi trường bằng hệ lọc Được xem là hiệu qủa nhất, trong việc ổn định các thông số môi trường hiện nay đó là hệ lọc. Có nhiều loại lọc phổ biến hiện nay, như lọc thô, lọc cơ học, lọc sinh học, lọc xuôi, lọc ngược, lọc tuần hoàn…Tùy điều kiện, qui mô, mà áp dụng cho phù hợp. Môi trường nuôi cá cảnh luôn biến động, cần phải có những biện pháp can thiệp chủ động, giảm thiểu những tác hại bằng các biện pháp phổ biến trên, nhằm ổn định mô hình. Giúp cá yêu của bạn luôn khoẻ mạnh, phô trương những vẻ đẹp đặc trưng của chúng.

Aquagreen