Cá Koi theo tiếng nhật là Nishikigoi. Ðược người Nhật
lai tạo giống cách đây hơn 200 năm. Tùy theo màu sắc đặc tính mà người ta còn
có nhiều tên gọi cho các con cá:Thí dụ con cá có màu nền Trắng pha màu đỏ gọi là
KOHAKU. Cá màu nền Trắng pha màu đỏ và thêm một chút màu đen
gọi Showa sanke. Cá có màu xám bạc hai bên mang có màu đỏ pha trắng gọi
là Asagi và Shusui. Ngoài ra còn có nhiều tên khác nữa để gọi như Kohaku,
Sanke, Showa, Ogon, Kin- Showa, Kujaku, Hi- Utsuri, Shusui, Komonryu, Koromo.
Showa Sanshoku
Cá Koi có thể sống tới cả trăm năm tuổi, bình thường
nuôi trong hồ nhân tạo nó cũng thể sống tới 25 – 35 năm. Cá Koi khi trưởng
thành có chiều dài khoảng 60 – 90 cm. Nếu nuôi và chăm sóc cẩn thận nó có thể
lớn thêm được 5 – 10 cm mỗi năm. Cá Koi là một loại cá hiền lành, nó có thể sống
chung với các loại cá khác. Tuy nhiên, để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh tật người
ta thường nuôi cá Koi thuần nhất trong hồ và không nuôi thêm các cá khác.
1. Hồ Cá
2. Tiêu Chuẩn
Ðể đánh giá một con cá như thế nào là đẹp có rất nhiều
tiêu chuẩn mà người nuôi cũng như ban giám khảo phải tuân thủ theo tiêu chuẩn
của người Nhật bản. Thường thì người ta căn cứ vào màu sắc, sự trưởng thành của
cá cũng như hình dáng của cá. Về màu sắc thì màu sắc phải tươi tắn tự nhiên, sự
phân chia màu sắc phải rõ ràng, không loang lổ các khoảng màu có hình dạng độc
nhất vô nhị. Thí dụ có chú cá Koi toàn thân trắng nhưng trên giữa đỉnh đầu có
một đốm đỏ thật lớn, thật tròn như một hình mặt trời trên nền cờ của của con
dân Thái Dương Thần Nữ.
3. Nước Nuôi
Cá
Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn
được giữ trong sạch. Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7,5 được coi là lý tưởng.
Nếu nồng độ nitrit trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì
cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần
ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại. Bạn cũng nên chú ý đến các
loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút
hết nồng độ ôxy trong nước và làm cá nghẹt thở. Tuy nhiên, sức chịu đựng của cá
Koi cũng khá cao, có những hồ nước đặc rêu xanh mà người chủ không có thời gian
để thay nước và vẫn có thể sống được. Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn
có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác
nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun ) cũng có tác dụng đáng kể.
4. Thức ăn
- Cá chép Nhật là loài cá ăn tạp, cá ba ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn
bên ngoài như: Bo bo và các loài động phiêu sinh khác, cũng có thể ăn lòng đỏ
trứng chín.
- Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động
vật đáy, do đó giai đoạn này, tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Trong điều kiện
nuôi, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như trùn chỉ, loăng quăng, hoặc
gây nuôi tốt các động vật phiêu sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn
thức ăn tự nhiên cho cá. Vai trò của nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này
quyết định tỉ lệ sống của cá.
5. Bệnh tật
Cá Koi cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thường
gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi, cũng có
những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Cá bệnh nên vớt ra những hồ chứa
riêng để theo dõi và điều trị. Trường hợp nặng hơn có lẽ bạn nên mời bác sĩ thú
y.
Việt Nam
chúng ta thú vui nuôi cá Koi chưa được nhiều người biết tới, hy vọng một ngày
gần đây nó sẽ trở thành một thú vui có tính cách quần chúng. Còn gì thanh thản
hơn sau một ngày lao động đầy căng thằng, mệt mỏi, về tới nhà với tách trà
trong tay ngồi dưới bóng mát của bóng cây sau nhà, nghe tiếng chim hót, tiếng
nước chảy rì rào như xa, như gần và dưới kia đàn cá chép kiểng Nhật Bản lượn lờ
êm ả như một đám mây ngũ sắc đùa lượn. Hy vọng rằng bạn sẽ mau quên đi những lo
âu thường ngày và một ngày nào đó nếu thời cơ đến quỹ gia đình của bạn sẽ được
cải thiện đáng kể với cá chép kiểng Nhật Bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét