Cá thần tiên (Pterophyllum scalare) là loài cá cảnh nước ngọt phổ biến sống trong
vùng nhiệt đới. Chúng là một trong những loài cá đẹp nhất bởi màu sắc bắt mắt
bên ngoài. Cá Thần Tiên được nhập vào nước ta khoảng gần nửa
thế kỷ nay. Cá vừa đẹp vừa hiền, nuôi
chung được với cá Tàu, cá Hồng Kim và vài giống cá kiểng khác. Cá thần tiên màu đen, sau này lai tạo ra được
màu bạc trông lạ và hấp dẫn hơn.
Cá
Thần Tiên có dáng tròn, thân dẹp, tuy
mình không có màu sắc tươi tắn, nhưng nhờ có sự phối trí của các vi kỳ như vi
lưng, vi ngực, vi bụng dài nên khi di chuyển cá tạo được sự mềm mại, thướt
tha, chậm rãi trong dáng bơi, đĩnh đạc hoặc trong tư thế nên tạo nét phúc hậu
thần tiên.
Rất khó phân biệt được giới tính của cá Thần Tiên. Người ta chỉ biết được một điều là giữa cá trống và cá mái khác nhau ở khoảng cách ở giữa vi bụng và vi hậu môn. Với cá mái thì khoảng cách này rộng hơn một chút. Cá mái khi trứng già thì bụng to, bơi chậm chạp.
Rất khó phân biệt được giới tính của cá Thần Tiên. Người ta chỉ biết được một điều là giữa cá trống và cá mái khác nhau ở khoảng cách ở giữa vi bụng và vi hậu môn. Với cá mái thì khoảng cách này rộng hơn một chút. Cá mái khi trứng già thì bụng to, bơi chậm chạp.
Cá thần tiên bơi theo chiều dọc và vây của chúng sẽ không phát
triển được nếu chiều cao bể cá nhỏ hơn 40cm, do vậy chiều cao bể cá phải tối
thiểu 50cm. Tốt nhất một bể cá nuôi cá thần tiên không được nhỏ hơn 100L, trung
bình nuôi 6 con là 400L.
Thức ăn cá thần tiên thích loại thức ăn dạng mảnh. Tuy nhiên, chúng có thể ăn các loại thực phẩm như ấu trùng, sâu và côn trùng. Cá thần tiên không phải loài ăn tạp chúng ăn rất ít nên chỉ cho ăn một lần hoặc hai lần một ngày. Cá thần tiên có thể tồn tại ngay cả khi nhịn đói 2 tuần. Tuy nhiên không nên để cá nhịn đói vì nó sẽ ảnh hướng tiêu cực đến tốc độ phát triển và sức khỏe của cá.
Cá thần tiên có tuổi thọ cao, chúng có thể sống tới 8-9 năm. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc dung cách thì cá chỉ sống ít hơn 4 năm.
Các bệnh phổ biến ở cá thiên thần như sau:
- Exophthalmia: cá bị xuất huyết trên cơ thể, cá bị đốm đen, mất vây thậm chí bọ nổi u. Nguyên nhân do thiếu bảo trì bể thường xuyên, nhiễm trùng bởi các loài ký sinh trùng. Nổ mắt do đục thủy tinh thể.
- Bệnh đốm trắng. Nguyên nhân do ký sinh trùng nhưng thực chất bệnh này xuất phát do thiếu bảo trì, nồng độ NH3 cao, cá bị stress kém thích nghi với môi trường, hoặc do không được kiểm dịch .
- Cá tuyệt thực mất cám giác ngon miệng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét