Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

10 sát thủ đáng sợ nhất đại dương

Theo Telegraph, một số con vật dưới đây không to lớn, song chúng vẫn đáng sợ bởi khả năng tiêu diệt con mồi chớp nhoáng.



Con người biết rất ít về mực ống khổng lồ, bởi chúng sống dưới tầng nước sâu ở Thái Bình Dương. Sự bí ẩn của chúng ngày càng tăng bởi những câu chuyện của ngư dân, theo đó chúng thường vươn những xúc tu khổng lồ từ đáy biển để xé toạc thuyền của họ. Ngư dân hiếm khi nhìn thấy mực ống khổng lồ còn sống, bởi chúng thường chết khi mắc vào lưới đánh cá. Giới khoa học cho rằng mực ống khổng lồ có thể đạt chiều dài tối đa 18 m và trọng lượng 900 kg.


Cá nhà táng là loài to lớn nhất trong nhóm cá voi có răng. Chiều dài tối đa của chúng có thể lên tới 18 m


Với bề ngang trung bình 1,5 m và trọng lượng tối đa 10 kg, loài cuaParalithodes Camtschaticus (còn gọi là cua vua) thực sự là đối thủ đáng gờm của nhiều loài dưới biển.


Con vật gớm ghiếc trong ảnh là cá vảy chân - một trong những động vật biển xấu xí nhất hành tinh. Chúng sống gần đáy đại dương, nơi hầu như không có ánh sáng. Phần lớn cá vảy chân có chiều dài thân trung bình vào khoảng 30 cm. Một số con có thể đạt tới chiều dài 90 cm. Da của chúng có màu nâu sẫm hoặc xám sẫm.


Với chiều dài thân trung bình khoảng 9 m và trọng lượng 4.500 kg, cá voi sát thủ thực sự là kẻ săn mồi đáng sợ trong đại dương. Chúng ăn cá, hải cẩu và thậm chí cá mập. Người ta từng nhìn thấy cá voi sát thủ phá tan băng để bắt hải cẩu và lao vọt lên không trung để bắt chim.


Sống ở độ sâu khoảng 5 km dưới mặt biển, cá răng nanh (fangtooth) là một trong những loài cá săn mồi đáng sợ dù chiều dài tối đa của chúng chỉ là 16 cm. Đúng như cái tên của chúng, cá răng nanh sở hữu hàm răng đầy sức mạnh, với hai chiếc răng lớn và nhiều răng nhỏ. Loài cá này sống được ở cả những vùng nước ấm và vùng nước lạnh.


Mặc dù chỉ nhỏ bằng quả bóng golf, mực tuộc đốm xanh vẫn là một trong những sát thủ đáng sợ nhất của đại dương. Nọc độc của nó có thể giết chết người rất nhanh và tới nay giới khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc có khả năng chống lại nọc độc của mực tuộc đốm xanh.


Cá rồng sống dưới đáy biển và nổi tiếng với thân hình mỏng, hàm răng lớn. Tuy chiều dài thân chỉ vào khoảng 15 cm, song loài cá này cũng là một kẻ săn mồi đáng sợ. Chúng nhử mồi bằng một bộ phận phát sáng gắn liền với má.


Cá vây tay (Coelacanth) từng được cho là đã tuyệt chủng cách đây 400 triệu năm, song vào năm 1938 người ta phát hiện chúng. Loài cá này dài trung bình 170 cm và nặng 60 kg. Chúng không có giá trị thương mại, bởi khi chết các mô của cá đẩy mỡ ra ngoài khiến thịt trở nên chua.


Cá đá (stonefish) là loài cá có nọc độc đáng sợ nhất hành tinh. Chúng cũng là bậc thầy trong nghệ thuật hóa trang, bởi cơ thể của chúng có thể hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Cá đá chẳng bao giờ tấn công bất kỳ con vật nào. Thay vào đó chúng chờ còn mồi chạm vào cơ thể chúng. Nọc độc của cá đá có thể gây liệt hoặc tử vong ngay lập tức.

Aquagreen sưu tầm          

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Cá bống mắt tre (cá bống ong nghệ)

Cá Bống mắt mắt tre hay còn gọi là cá Bống ống điếu, cá Bống ong nghệ vì chúng có hình dáng nhỏ bẻ và màu sắc sọc như chú ong vàng chăm chỉ trong bể thủy sinh.



Thông tin chung
Tên khoa học: Brachygobius doriae (Günther, 1868)
Tên Tiếng AnhBumblebee goby
Tên Tiếng Việt: Bống mắt tre
Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (Bộ cá Vược)
Họ: Gobiidae (Họ cá Bống trắng)
Tên đồng danh: Gobius doriae Günther, 1868; Hypogymnogobius doriae (Günther, 1868)
Tên tiếng Việt khác: Bống ống điếu; Bống ong nghệ
Tên tiếng Anh khác: Golden – banded goby
Nguồn gốc: Nguồn cá khai thác trong tự nhiên chủ yếu phục vụ xuất khẩu
Nguồn cá: Tự nhiên bản địa
Hình ảnh cá Bống mắt tre


       
Đặc điểm sinh học
Phân bốIndonesia, Malaysia, Brunei, Singapore và Việt Nam (đồng bằng sông Cửu Long)
Chiều dài cá (cm): 3 – 4
Nhiệt độ nước (0C): 22 – 29
Độ cứng nước (dH): 10 – 20
Độ pH: 7,5 – 8,5
Tính ăn: Ăn tạp
Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
Tầng nước ở: Đáy
Sinh sản: Cá đẻ trứng trong hang hay giá thể cứng, tách cá cái ra riêng để cá đực chăm sóc ổ trứng, sau khi trứng nở tiếp tục tách cá đực ra khỏi cá bột.

Kỹ thuật nuôi cá Bống mắt tre
Thể tích bể nuôi (L): 70 (L)
Nuôi trong hồ rong: Không
Chiều dài bể: 50 cm
Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể có nhiều hang hốc trú ẩn và nền đáy cát. Nuôi nhóm từ 6 con trở lên.
Chăm sóc: Cá sống ở nước ngọt và lợ, thích hợp môi trường nước lợ nhẹ 5 – 7‰.
Loại thức ăn: Cá ăn phiêu sinh động vật, moina, trùng chỉ và thức ăn viên

Aqua master cho Koi mới về

Những hình ảnh mới nhất của Aquamaster - sản xuất tại Đài Loan mới về Aquagreen Mỹ Đình









Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Cá đĩa các loại tại Aquagreen Mỹ Đình

Đĩa xanh, đĩa lam, đĩa vàng, đĩa red, đĩa trắng,.... có mặt tại Aquagreen Mỹ Đình.










Cá thần tiên các loại mới nhất của Showroom Mỹ Đình

Đủ họ hàng nhà thần tiên với thần tiên đen, thần tiên trắng, thần tiên ba màu, thần tiên đầu vàng,... tại showroom Mỹ Đình - Aquagreen.












Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Chuột mỹ size 25 và hổ 4 sọc

Hàng hiếm, hàng tuyển mới về Aquagreen Mỹ Đình.

Dưới đây là một số hình ảnh cá chuột mỹ và hổ 4 sọc






Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Câu chuyện về cá đĩa bồ câu

Nội dung phỏng vấn của Fred Goodall với nhà lai tạo cá dĩa bồ câu Kitti Phanaitthi – 6/2001 (Nutsarun dịch) 

Kitti bắt đầu lai tạo cá dĩa từ năm 1970, bán chúng trong phạm vi Thái Lan và tự coi mình là nhà lai tạo nghiệp dư vì ông chỉ giữ hai dòng, cá dĩa bông đỏ (red turquoise) và cá dĩa nâu. Vào năm 1972, ông thu được nhiều kinh nghiệm lai tạo cá dĩa và cảm thấy tự tin trong việc phát triển biến thể màu chưa từng có trước đó tức sặc sỡ, mạnh khỏe và tròn như những người bạn của ông đang làm với dòng cá tương tự; nhưng khác với họ, ông không sử dụng hormon. Ông mời bạn bè đến xem cá của mình và khiến tất cả mọi người phải kinh ngạc khi thành công ở vị thế nhà lai tạo cá dĩa chuyên nghiệp. Tại thời điểm đó, ông bắt đầu xuất khẩu cá dĩa sang các nước khác.

Năm 1991, Kitti Phanaitthi đem cá dĩa bồ câu (pigeon blood) tham dự triển lãm Aquarama ở Singapore. Mọi bài viết trên sách báo, tạp chí và cả trên mạng internet đều đồng ý đấy là một sự kiện. “Kitti, ông tự lai tạo dòng cá dĩa bồ câu hay phát hiện từ một nhà lai tạo khác, rồi mua và tiếp thị nó?” Bây giờ, chúng ta hay nghe ông kể câu chuyện về sự hình thành của dòng cá dĩa bồ câu:

“Vào đầu năm 1989, tôi đến thăm một người bạn, cũng là nhà lai tạo cá dĩa nghiệp dư, có một con trong hồ cá dĩa bông đỏ khiến tôi chú ý. Nó có da màu hanh vàng với chỉ xanh tím nhưng dính nhiều muối tiêu từ miệng cho đến đuôi. Càng dính nhiều muối tiêu thì cá trông càng tối, trông cứ như bị nhuộm. Nó cũng có mắt vàng. Tôi dự định mua nó từ người bạn và lai với cá của mình vì theo tôi đó là con cá đẹp và tôi có thể xóa bớt muối tiêu qua nhiều thế hệ lai xa để xem nó trông như thế nào. Tôi thích thử nghiệm để coi xem thu được màu gì”.

“Tôi đề nghị mua con cá của người bạn nhưng anh từ chối vì cho rằng nó rất có giá trị, vì vậy tôi đành thôi. Sáu tháng sau, vẫn trong năm 1989, anh liên hệ và đề nghị bán con cá cho tôi bởi vì theo lời anh không ai chịu mua nó, họ nói rằng đó là một con cá xấu xí. Anh là bạn tôi và đang khó khăn nên tôi chịu mua với giá tốt, 10 ngàn bạt tức khoảng 3 ngàn đô la, để anh có thể lo cho gia đình mình. Tôi đem con cá đực to khoảng 13 cm trông gần giống với cá bông đỏ về trại để lai với một số cá bông đỏ cái của mình. Sau cùng tôi thu được một số cá bột từ các bầy lai, 50% bông đỏ và 50% những cá thể ban đầu mà ngày nay được phát triển thành bồ câu. Từ đó, tôi tiếp tục lai tạo những con cá có màu sắc lạ cho đến năm 1990, tôi mới thu được những cá thể sạch và đẹp, dòng cá dĩa chưa từng có trước đó”.


Cá dĩa bồ câu gốc còn dính nhiều muối tiêu 

“Tôi chụp hình và gửi một số cho những nhà lai tạo quen biết ở khắp nơi, kể cả Singapore và Malaysia. Cái tên “pigeon blood” (huyết câu) là do tôi tự đặt, tôi nghĩ ra cái tên bằng tiếng Thái nhưng cũng cần tên tiếng Anh nữa. Tôi không rành tiếng Anh nên nhờ người dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh. Kết quả là cái tên “pigeon blood” ra đời và nghe cũng xuôi tai vì thế tôi sử dụng cái tên này. Nhưng hãy nhớ rằng nếu dịch sát nghĩa thì tên dòng cá phải là “vàng cam” (golden orange-red).

“Vào năm 1991, tôi có khoảng 10.000 ngàn con bồ câu ở trại để thỏa mãn nhu cầu của thị trường về dòng cá này. Tôi xuất cá sang Nhật Bản, Singapore, Malaysia và Hồng Kông với số lượng lớn. Hội chợ Aquarama giúp quảng bá dòng cá ra toàn thế giới”.

“Tại Aquarama 1991, tôi nhớ có đem khoảng 5 con bồ câu lớn và khoảng 15 con bồ câu nhỏ cỡ 1 cm. Sau vụ rắc rối với các trọng tài tại Aquarama, tôi mời những người quan tâm đến trại cá của mình để chứng kiến tận mắt phương pháp lai tạo của tôi và để thấy rằng tôi không hề sử dụng hormon. Jack Wattley đã đến và mua một vài con bồ câu của tôi, tôi nghĩ việc này còn giá trị hơn bất kỳ lời giải thích nào. Đấy là câu chuyện về cách mà tôi phát triển dòng cá dĩa bồ câu và nó được đặt tên ra sao”.

“Tôi có một thế hệ cá bồ câu mới, mắt đỏ, ít muối tiêu hơn, thân đỏ và trắng. Thế hệ này xuất phát từ bầy lai khác với dòng bồ câu gốc nên nó không phải là cải tiến từ dòng gốc. Tôi nghĩ từ dòng này sẽ phát sinh ra nhiều biến thể cá dĩa mới một khi tôi thử nghiệm”.

 Kitti Phanaitthi tại trại lai tạo cá dĩa của mình


Aquagreen sưu tầm

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Cá lông vũ có khả năng phát điện từ để kiếm mồi

Cá lông gà hay còn gọi là cá long vũ, hắc ma qui hoạt động nhiều về đêm có thể phát điện từ để định vị kiếm mồi. Bể nên có nền đáy cát mềm vì cá thường dò tìm thức ăn ở đáy.

 



1. Giới thiệu thông tin chung về cá lông gà, cá lông vũ
- Tên khoa học: Apteronotus albifrons (Linnaeus, 1766)
- Bộ: Gymnotiformes (bộ cá chình điện)
- Họ: Apteronotidae (họ cá lông gà)
-Tên đồng danh: Gymnotus albifrons Linnaeus, 1766; Apteronotus passan Lacepède, 1800; Sternarchus albifrons (Linnaeus, 1766)

- Tên tiếng Việt khác: Cá Lông vũ
- Tên tiếng Anh khác: Black ghost; Apteronotid eel
- Nguồn gốc: Cá nhập nội từ cuối thập niên 90, trung bình 1 – 3 ngàn con/năm
- Tên Tiếng Anh: Black ghost knifefish
- Tên Tiếng Việt: Cá Lông gà; Cá Hắc ma quỉ
- Nguồn cá:Ngoại nhập




2. Đặc điểm sinh học cá lông gà, cá lông vũ
- Phân bố:Một số nước Nam Mỹ …
- Chiều dài cá (cm):50
- Nhiệt độ nước (C):25 – 28
- Độ cứng nước (dH):5 – 20
- Độ pH:6,0 – 8,0
- Tính ăn:Ăn động vật
- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Phân bố: Nam Mỹ: từ Venezuela tới Paraguay, sông Amazon và Paraná
- Tầng nước ở: Đáy
- Sinh sản: Cá đẻ trứng, khó cho sinh sản, tuy nhiên hiện đã sản xuất giống thành công (có sử dụng hormone) ở Indonesia và có thể ở Malaysia

3. Đặc điểm sinh học cá lông gà, cá lông vũ
- Thể tích bể nuôi (L):300 (L)
- Hình thức nuôi:Ghép
- Nuôi trong hồ rong:Có
- Yêu cầu ánh sáng:Yếu
- Yêu cầu lọc nước:Nhiều
- Yêu cầu sục khí:Trung bình
- Chiều dài bể: 120 – 150 cm
- Thiết kế bể: Cá lông gà thích hợp trong bể có dòng nước chảy, ánh sáng yếu hoặc có nhiều thực vật nổi để cản bớt ánh sáng, có thể bố trí thêm cây thủy sinh và giá thể ẩn nấp như đá, gỗ ... Bể có nền đáy cát mềm vì cá thường dò tìm thức ăn ở đáy. Cá nuôi đơn, nuôi nhóm, hoặc nuôi chung với cá khác.
- Chăm sóc: Cá khá nhạy cảm với thay đổi điều kiện chất lượng nước và môi trường sống. Cá hoạt động nhiều về đêm có thể phát điện từ để định vị kiếm mồi.
- Thức ăn: Cá ăn côn trùng, giáp xác nhỏ, trùng chỉ, thức ăn viên dạng chìm.

4. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá lông gà, cá lông vũ
- Giá trung bình (VND/con):40000
- Giá bán min - max (VND/con):35000 – 120000
- Mức độ ưa chuộng:Trung bình
- Mức độ phổ biến:Trung bình


Aquagreen tổng hợp

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Cá ong - lạ mắt cho bể cá cảnh

Cá ong hay còn được gọi là cá xọc đen, có một khả năng nhảy cao vô cùng ấn tượng. Cùng với màu sắc đặc biệt của cơ thể, gồm những dải vàng và đen xen kẽ nhau, khiên nhiều người liên tưởng tới loài ong. Cá nhỏ có năm vạch đen trên cơ thể, khi trưởng thành chúng phát triển thành mười vạch trên cơ thể.


Tốt nhất nên nuôi chúng trong những hồ cá có nhiều lũa, đá, chỗ lẩn trốn cho chúng. Chúng có thể ăn thực vật. Chúng hay nhảy, do đó bể cá cần phải có nắp đậy cẩn thận. Tuy cá Ong rất hung dữ với những cá thể đồng loại, nhưng lại sống hòa đồng với đại đa số các loại cá khác. Tránh nuôi chúng với những loài cá có kích thước khác biệt quá nhiều, đề phòng chúng có thể bị cá Ong ăn thịt. 


Thói quen sinh sản của loài cá Ong này cũng chưa hề được nghiên cứu và ghi lại chính xác.

Về thức ăn, chúng là một loài ăn tạp, rất dễ dàng cho người chơi chăm sóc, từ thịt bò, tim bò, sâu, tôm ngâm nước muối, thức ăn khô, thực vật.

Kích thước phổ biến trên thị trường là 5 tới 10 cm.
Mức độ chăm sóc: Dễ dàng
Điều kiện nước: 72 – 81 º F, KH 3 -10, pH 6,0 – 7,5

Kích thước tối đa: 30 cm

Màu sắc: Đen, vàng

Chế độ ăn uống: Ăn tạp

Xuất xứ: Venezuela

Họ: Anostomidae

Aquagreen tổng hợp

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Cách kích thích cá đĩa đẻ

Có nhiều phương pháp kích thích cá đĩa đẻ, sau đây là vài phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để giúp cho cá đĩa nhanh sinh sản.

Thay nước cho cá đĩa
Thay nước mát, giảm 0.5 đến 1 độ.
Thay nhiều nước mỗi ngày, khoảng 50%
Không thay nước trong một tuần ở pH thấp 5.5 – 6.0, đôi khi thấp hơn.
Thay thật nhiều bằng nước tinh khiết (qua bộ lọc thẩm thấu ngược R/O)
Thay thật nhiều bằng nước máy (nếu thông số phù hợp)



Điều chỉnh thông số pH cho Hồ cá
Điều chỉnh pH bằng a-xít hay nước tinh khiết (R/O), từ cao sang thấp hay ngược lại

Thả rêu than
Điều chỉnh độ dẫn (conductivity), từ thấp sang cao hay ngược lại!
Ngâm thuốc để trị bệnh và làm cá khỏe mạnh, điều khiến chúng sinh sản.
Bổ sung nước từ hồ có cá dĩa đang đẻ.

Điều chỉnh nhiệt độ cho hồ cá
Tăng cao nhiệt độ, 31 – 32 độ C.
Chuyển cặp cá sang hồ mới.
Thêm một con cá dĩa khác vào hồ có cặp cá giống. Tôi thích thả cá dĩa cái nhưng đôi khi cá đực cũng được. Tất cả phụ thuộc vào tình hình thực tế.
Che ánh sáng ở các mặt bên, phía sau và đáy!
Ánh sáng mặt trời.

Cách chọn cá đĩa giống là cách hiệu quả nhất
Chọn cặp cá đĩa giống khỏe, mạnh khỏe
Thay nước hàng ngày.
Thức ăn chất lượng và đa dạng (thức ăn tươi rất tốt để kích thích cá đẻ).
Đừng vội vàng -- hãy kiên nhẫn và để mọi thứ được tự nhiên.
Thông số nước phù hợp cho cá giống.

Aquagreen tổng hợp