Con người biết rất ít về mực ống khổng lồ, bởi chúng sống dưới tầng nước sâu ở Thái Bình Dương. Sự bí ẩn của chúng ngày càng tăng bởi những câu chuyện của ngư dân, theo đó chúng thường vươn những xúc tu khổng lồ từ đáy biển để xé toạc thuyền của họ. Ngư dân hiếm khi nhìn thấy mực ống khổng lồ còn sống, bởi chúng thường chết khi mắc vào lưới đánh cá. Giới khoa học cho rằng mực ống khổng lồ có thể đạt chiều dài tối đa 18 m và trọng lượng 900 kg.
Cá nhà táng là loài to lớn nhất trong nhóm cá voi có răng. Chiều dài tối đa của chúng có thể lên tới 18 m
Với bề ngang trung bình 1,5 m và trọng lượng tối đa 10 kg, loài cuaParalithodes Camtschaticus (còn gọi là cua vua) thực sự là đối thủ đáng gờm của nhiều loài dưới biển.
Con vật gớm ghiếc trong ảnh là cá vảy chân - một trong những động vật biển xấu xí nhất hành tinh. Chúng sống gần đáy đại dương, nơi hầu như không có ánh sáng. Phần lớn cá vảy chân có chiều dài thân trung bình vào khoảng 30 cm. Một số con có thể đạt tới chiều dài 90 cm. Da của chúng có màu nâu sẫm hoặc xám sẫm.
Với chiều dài thân trung bình khoảng 9 m và trọng lượng 4.500 kg, cá voi sát thủ thực sự là kẻ săn mồi đáng sợ trong đại dương. Chúng ăn cá, hải cẩu và thậm chí cá mập. Người ta từng nhìn thấy cá voi sát thủ phá tan băng để bắt hải cẩu và lao vọt lên không trung để bắt chim.
Sống ở độ sâu khoảng 5 km dưới mặt biển, cá răng nanh (fangtooth) là một trong những loài cá săn mồi đáng sợ dù chiều dài tối đa của chúng chỉ là 16 cm. Đúng như cái tên của chúng, cá răng nanh sở hữu hàm răng đầy sức mạnh, với hai chiếc răng lớn và nhiều răng nhỏ. Loài cá này sống được ở cả những vùng nước ấm và vùng nước lạnh.
Mặc dù chỉ nhỏ bằng quả bóng golf, mực tuộc đốm xanh vẫn là một trong những sát thủ đáng sợ nhất của đại dương. Nọc độc của nó có thể giết chết người rất nhanh và tới nay giới khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc có khả năng chống lại nọc độc của mực tuộc đốm xanh.
Cá rồng sống dưới đáy biển và nổi tiếng với thân hình mỏng, hàm răng lớn. Tuy chiều dài thân chỉ vào khoảng 15 cm, song loài cá này cũng là một kẻ săn mồi đáng sợ. Chúng nhử mồi bằng một bộ phận phát sáng gắn liền với má.
Cá vây tay (Coelacanth) từng được cho là đã tuyệt chủng cách đây 400 triệu năm, song vào năm 1938 người ta phát hiện chúng. Loài cá này dài trung bình 170 cm và nặng 60 kg. Chúng không có giá trị thương mại, bởi khi chết các mô của cá đẩy mỡ ra ngoài khiến thịt trở nên chua.
Cá đá (stonefish) là loài cá có nọc độc đáng sợ nhất hành tinh. Chúng cũng là bậc thầy trong nghệ thuật hóa trang, bởi cơ thể của chúng có thể hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Cá đá chẳng bao giờ tấn công bất kỳ con vật nào. Thay vào đó chúng chờ còn mồi chạm vào cơ thể chúng. Nọc độc của cá đá có thể gây liệt hoặc tử vong ngay lập tức.
Aquagreen sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét