Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Cá bảy màu chỉ với 2k/con

Aquagreen luôn mong muốn mang tới những sản phẩm chất lượng nhất, thẩm mỹ nhất mà giá cả tốt nhất tới khách hàng. 
Rất nhiều sản phẩm của Aquagreen thực hiện chính sách đó. Cá bảy màu là một trường hợp












Aquagreen/ 098.326.4445/ 098.829.4445

Cá hồng tử kỳ (cá hồng nhung) giá 3k/con

Hồng tử kỳ hay cá hồng nhung Là loài cá cỏ đẹp và dễ nuôi, hồng tử kỳ được rất nhiều người chơi lựa chọn.
Aquagreen luôn lựa chọn những con hồng tử kỳ khỏe nhất, đẹp nhất bán cho người chơi, giá chỉ  3k/con
Nào, cùng ngắm lại các em











Liên hệ: Aquagreen _ Công ty Cổ phần Cá cảnh Việt Nam
ĐC: Cung thể thao dưới nước, Lê Đức Thọ, Hà Nội
Tel: 047.302.4445/ Hotline: 098.326.4445 - 098.829.4445

Mốt nuôi những thú cưng tí hon tiền triệu

Gần đây cộng đồng mạng xôn xao với một số thú chơi nuôi những con thú tí hon nhưng đáng yêu, đáng giá tiền triệu như: Khỉ Marmoset giá ngàn đô, Rồng Úc giá 5 triệu, Sóc bay giá 3-4 triệu đồng, Ếch Pacman giá nửa triệu, ..... Trong đó có khủng long 6 sừng Axolotl 1 triệu đồng/con. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thú chơi này.

Giông Axolotl được dân chơi cá cảnh, sinh vật cảnh gọi với cái tên "khủng long 6 sừng" luôn là hàng hiếm trên thị trường vì độ chơi và tính đỏng đảnh.

Ở Việt Nam, mốt chơi giông Axolotl được dân mê sinh vật cảnh rỉ tai nhau từ năm 2010, ban đầu rộ lên tại khu vực phía Nam, sau này lan ra Bắc. Tuy nhiên, độ hiếm của loài sinh vật này khiến cho một con giông nhỏ chỉ bằng ngón tay đã có giá lên tới cả triệu đồng.



Axolotl lớn trưởng thành từ 18 đến 24 tháng là có khả năng sinh sản, chúng có chiều dài 15 đến 45cm tuy nhiên kích thước 23cm là phổ biến nhất và rất hiếm gặp loài này lớn hơn 30cm. Loài Axolotl ăn chủ yếu là hút các thức ăn qua đường miệng, chúng có bốn màu sắc khác nhau gồm hai màu tự nhiên và hai màu đột biến. Màu tự nhiên gồm: màu nâu thường và màu đen. Đột biến là màu hồng nhạt với mắt đen và màu trắng hồng nhạt với mắt hồng. Ngày nay, Axolotl chỉ yếu sinh sống các hồ nuôi nhân tạo sinh vật cảnh, ngoài tự nhiên xem như là tuyệt chủng.


Một con giông Axolotl kích thước 15cm có giá khoảng 1 triệu đồng.

Aquagreen sưu tầm

Đố vui về các loài cá

Thử tài chút nào!!!


Cá gì có họ với trâu?
Cá gì nghe ngỡ bay cao lên trời? 
Cá gì tên giống có vòi? 
Cá gì kiện "cậu ông trời" đòi con? 
Cá gì béo trục béo tròn? 
Cá gì giống cá lại còn họ "Trư"? 
Cá gì đôi mắt đỏ lừ? 
Cá gì xanh đỏ màu cờ đuôi heo? 
Cá gì chị Tấm thương nhiều? 
Cá gì giống cậy đỏ điều chín cây? 
Cá gì rạch ngược luống cây? 
Cá gì tên nó trò hay quen dùng? 
Cá gì vượt thác hóa rồng? 
Cá gì củ ở ngoài đồng nướng ngon? 
Cá gì ngâm rượu bổ ngon? 
Cá gì méo miệng lại còn chê trai? 
Cá gì mùa lá vàng phai? 
Cá gì ngậm miệng trổ tài giấu con?


Aquagreen tổng hợp

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

CÁ HOÀNG BẢO YẾN, CÁ HOÀNG ĐẾ

Cá hoàng bảo yến hay còn gọi là cá hoàng đế có tốc độ lớn nhanh và kích thước lớn, cá dữ có thể ăn cá mồi, thường được nuôi chung với cá rồng. 



1. Giới thiệu thông tin cá hoàng bảo yến, cá hoàng đế
- Tên khoa học:Cichla ocellaris Bloch & Schneider, 1801
- Chi tiết phân loại:Bộ: Perciformes (bộ cá vược)Họ: Cichlidae (họ cá rô phi)- Tên Tiếng Anh: Peacock cichlid; Peacock bass
- Tên Tiếng Việt: Cá Hoàng đế, Cá hoàng bảo yến
- Tên tiếng Việt khác: Cá Phi hoàng đế
- Tên tiếng Anh khác: Eye spot cichlid; Butterfly peacock bass

2. Đặc điểm sinh học cá hoàng bảo yến, cá hoàng đế
- Nhiệt độ nước (C): 24 – 28
- Độ cứng nước (dH): 5 – 12
- Độ pH: 6,5 – 7,5
- Tính ăn:Ăn động vật
- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng
- Sinh sản: Cá bắt cặp sinh sản, đẻ trứng dính lên giá thể được dọn sẵn, cá bố mẹ chăm sóc trứng và cá con trong khoảng 9 tuần

3. Kỹ thuật nuôi cá hoàng bảo yến, cá hoàng đế
- Thể tích bể nuôi (L):400 (L)
- Hình thức nuôi:Ghép
- Nuôi trong hồ rong:Không
- Yêu cầu ánh sáng:Vừa
- Yêu cầu lọc nước:Ít
- Yêu cầu sục khí:Nhiều
- Loại thức ăn:Thức ăn chủ yếu là cá con và mồi sống. Cho ăn vừa phải, cách nhật để hãm bớt tốc độ tăng trưởng của cá
- Bể nuôi:
+ Chiều dài bể: 150 cm
+ Thiết kế bể: Cá cần bể to rộng vì hoạt động nhiều, lớn nhanh và kích thước lớn. + Đáy bể trải sỏi hoặc cát, trang trí đơn giản để dễ quản lý bể.
- Chăm sóc: Cá khỏe và dễ nuôi, sống được trong môi trường nước ngọt đến lợ.
- Thức ăn: Cá dữ, thức ăn chủ yếu là cá con và mồi sống. Cho ăn vừa phải, cách nhật để hãm bớt tốc độ tăng trưởng của cá.

- Tên đồng danh: Acharnes speciosus Müller & Troschel, 1849

Aquagreen tổng hợp

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Cách nuôi cá để cá không bị chết

Rất  nhiều người thích và đam mê cá cảnh, mong muốn có một bể cá trong nhà nhưng lại lo ngại vấn đề nuôi, chăm sóc để cá không bị chết. Dưới đây, Aquagreen xin đưa ra một số nguyên nhân gây chết cá và một số cách để không làm chết cá, giữ cho bể luôn đông đúc, sinh động.


1. Nguyên nhân cá cảnh bị chết
- Cho cá ăn nhiều: Khi mới nuôi, thấy cá đớp lia lịa tưởng đói nên đổ thêm thức ăn mà không biết rằng cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị đầy bụng mà chết.
- Quên cho cá ăn: Sau một thời gian nuôi cá, hứng thú không còn như thời gian đầu, nhiều người bận công việc, đi công tác xa nhà nhiều ngày dẫn đến quên cho cá ăn.
- Nguồn nước máy: Đối với nguồn nước sinh hoạt hàng ngày phải trả phí là loại nước đã qua khử trùng bằng Clo, nên dùng nước máy nuôi cá sẽ khiến cá chết.
- Thay nước quá thường xuyên, thay cạn nước: Do chăm sóc cá chu đáo, việc thay nước quá thường xuyên và thay hết nước trong bể sẽ khiến cá bị sock do không thích nghi kịp.
- Không thay nước:  Việc bỏ bê bể cá, để lâu (Đối với bể mini là hơn 5-7 ngày) không thay nước sẽ khiến nước bẩn, chất thải đọng trong bể không thoát ra ngoài khiến cá chết.
- Để bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp: Đối với các loại bể cá cảnh thông thường (Đặc biệt bể cá mini) được thiết kế   là vật trang trí nội thất. Vì thế đặt bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp sẽ khiến cá cảnh chết.
- Thiếu ánh sáng, phòng bí hơi, ẩm mốc: Nếu để bể cá trong bóng tối lâu ngày, phòng kín hơi, ẩm mốc lâu ngày sẽ khiến cá yếu, dễ bị bệnh.
- Cá trong bể cắn, rỉa lẫn nhau: Nếu nuôi nhiều loại cá hung dữ, hay rỉa lẫn nhau sẽ khiến những con cá cảnh hiền lành còn lại trở thành nạn nhân.
2. Cách xử lý
- Cho cá ăn: Phụ thuộc vào số lượng và kích thước cá cảnh nuôi trong bể để cho 1 lượng thức ăn phù hợp (1 con cá nhỏ nuôi trong bể cá mini chỉ nên ăn 3-5 viên thức ăn/lần ). Chỉ nên cho cá ăn 1 lần/ ngày vào giờ cố định. Nếu bận việc nên nhờ người cho ăn, không nên bỏ đói cá quá lâu (1 con cá nhỏ nuôi trong bể cá mini có thể chịu đói 4-5 ngày).
- Nguồn nước: Nếu nguồn nước trong nhà là nước máy (Trả phí sử dụng hàng tháng) là nước có Clo, cần để trong xô 2 ngày mới được dùng cho bể cá.


- Thay nước: Không nên thay nước quá thường xuyên. Với bể to có máy lọc nước nên thay 2 tuần/lần. Chỉ được thay 3/4 nước trong bể để tránh cá bị sock. Đối với bể cá mini  nên 2-3 ngày/lần. Không được để quá lâu mới thay nước sẽ khiến nước bẩn. Đối với bể cá mini  nên để quá 7-8 ngày.
- Vị trí đặt bể: Đặt trong nhà, trên bàn làm việc, bàn phòng khách hoặc giá sách. Để nơi kín gió, thông thoáng không bị nắng, mưa trực tiếp. Thỉnh thoảng nên đem cá phơi năng 2 tuần/lần (chỉ để 1/2 bể có ánh nắng chiếu trực tiếp).

- Chọn cá: Ngoài việc chọn cá theo sở thích, nên chọn những loại cá có thể sống chung với nhau. Những loại cá dữ như cá chọi ko nên nuôi chung với cá khác.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Dân chơi Sài Gòn và thú chơi Tép cảnh nghìn đô

Những con tép nhỏ xíu đủ màu sắc ve vẩy trong bể trông rất đẹp có giá cả ngàn đô.



Những loại tép “VIP” này đều được nhập từ Nhật Bản, Đài Loan… nên khá đắt, có loại lên tới cả ngàn đô la. Chủ cửa hàng bán các loài tép này không dám nhập về để bán trực tiếp, mà khi có người đặt thì mới đưa về.

“Với những con tép có giá trên 15 triệu đồng, nhập về nếu không may nó chết thì có nước phá sản”, chủ một cửa hàng bán cá cảnh trên đường Nguyễn Thông (Q.3, TP.HCM) cho biết.
Việc nuôi những con tép này đòi hỏi phải có kỹ thuật và sự hiểu biết về tép. Tuy khó nuôi vậy nhưng cũng bõ công vì chúng rất đẹp, giá trị và chứng tỏ được độ chịu chơi của người sở hữu.



Aquagreen tổng hợp

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Có nên đặt bể cá ở gầm cầu thang?

Theo phong thủy, không có những "chống chỉ định" đối với việc đặt hồ cá ở gầm cầu thang trong nhà ở. Tuy nhiên, mỗi ngôi nhà đều có bố cục khác nhau, do đó khi quyết định làm hồ cá, cần phải xét từng trường hợp cụ thể.

Về tính chất chung, gầm cầu thang thuộc vùng âm, tối, nhiều bụi và hơi ẩm tù đọng. Đường chéo gầm cầu thang thuộc hành Hỏa, không thuận lợi để bố trí các không gian cho sinh hoạt hằng ngày vốn mang tính dương và cần thoáng đãng.

Do đó, trong nhà, nếu vì diện tích eo hẹp thì có thể tận dụng không gian gầm thang để làm kho hay tủ đồ (cũng thuộc âm) hoặc phòng vệ sinh (tất nhiên phải tính toán khoảng thoát đầu dưới thang và chỉ là dạng vệ sinh phụ).

Tuy nhiên, nếu cầu thang thuộc loại thoáng, dạng xương cá hoặc cầu thang ngoài trời, có khoảng trống xung quanh đủ rộng, đủ ánh sáng thì hoàn toàn có thể làm hồ cá hay hồ nước bên dưới.



Vì vậy, cần xem xét cụ thể vị trí, quy cách cầu thang để tìm ra cách thức làm hồ cá - tiểu cảnh có nước sao cho phù hợp với phong thủy và tiện dụng trong sinh hoạt hằng ngày.


Hồ cá cảnh vốn thuộc hành Thủy, linh động và cần thoáng đãng hơn vì đây không chỉ là nơi nuôi cá mà còn dành cho việc nhìn ngắm, chăm sóc cá, tính dương nhiều hơn. Làm hồ cá dưới gầm thang dễ dẫn đến việc nơi này vốn ẩm càng thêm ẩm và cũng khó khi dọn rửa, khó nhìn ngắm tiểu cảnh một cách trọn vẹn.

Tùy theo điều kiện của từng ngôi nhà, bạn có thể tận dụng gầm cầu thang thành một vườn cây nhỏ, hòn non bộ hay hồ nuôi cá cảnh. Sự kết hợp giữa cây xanh, đá, sỏi, thác nước cùng những con vật như cá cảnh, chim cảnh sẽ tạo nên một không gian sống động, tràn đầy thiên nhiên trong ngôi nhà của bạn.


Aquagreen tổng hợp

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Bể bán cạn - phong cách chơi độc đáo

Bể bán cạn mang tới những điều mới mẻ trong phong cách chơi bể thủy sinh. Tuy nhiên chơi phong cách này không phải là đơn giản. 

Hãy cùng ngắm một số mẫu bể bán cạn:









Aquagreen tổng hợp

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Một số bệnh thường gặp ở cá cảnh biển



A. Bệnh đốm trắng:

1. Triệu chứng
Cá ít di chuyển, đỡ đẫn, thường cọ thân mình vào cạnh bể. Trên mình nổi đầy những đốm trắng. Đây là bệnh lây nhiễm khá nguy hiểm.
Nguyên nhân: Do những con trùng roi hình ô van gây bệnh

2. Cách chữa
Thứ nhất là nâng nhiệt độ của nước lên 30 độ C, các ký sinh trùng gặp nhiệt độ cao sẽ bị tiêu diệt
Thứ 2 đặt những viên gạch mới vào trong nước tiểu người, ngâm 24h, sau đó phơi khô rồi bỏ vào bể cá. Sau 10 tiếng, bệnh cá sẽ thuyên giảm trông thấy.
Thứ 3 là ngâm cá bệnh trong nước ngọt với tỷ lệ 9 nước ngọt và 1 nước mặn, ngâm từ 1 đến 2 phút. Trong thời gian này, ta cần theo dõi khả năng thích ứng của cá. Nếu thấy cá thở gấp cần khẩn trương vớt cá về bể ngay.
Cuối cùng là đổ 10 kg nước biển vào bể (400lít), thêm 0,05g sunphát, tăng cường dưỡng khí, ngâm cá từ 5 đến 10 phút. rồi lại thay nước ngay. Sau 24h sẽ thấy bệnh giảm rõ rệt.

B. Bệnh rách vây, rách da

1. Triệu chứng
Các vẩy cá không lành lặn, những lá vẩy trên cơ thể cá rơi rụng, da cá thối rữa. Nguyên nhân là do chúng đánh nhau hoặc không thích ứng môi trường nước, dẫn đến tổn thương ngoài da.

2. Cách chữa trị
Cứ 10 lít nước ta bỏ vào 4 viên furazolidone, ngâm cá khoảng 10, 15 phút hoặc bỏ 0,2g thuốc tím ngam 10 phút, cá sẽ không bị nhiễm trùng, vết thương kín miệng và bệnh sẽ dần khỏi.

C. Bệnh Rách mang

1. Triệu chứng
Mang của cá bị mất máu, tím tái và thối rữa. Nếu bệnh nặng thì những tua mang lở loét thành lỗ, lan sang quai hàm, việc hô hấp của cá lúc này rất khó khăn.

2. Cách chữa
Cách thứ nhất, cứ 10 lít nước mặn, ta bỏ vào 0,2 gam furacillin ngâm từ 5 đến 10 phút hoặc ngâm cá trong nước ngọt (9 phần nước ngọt và 1 phần nước mặn)
Cách thứ 2, ta cũng có thể ngâm cá trong nước có bỏ sunphát đồng như ở bệnh đốm trắng, sau 24 h bệnh của cá sẽ thuyên giảm đáng kể.
Aquagreen tổng hợp

Bể cá chuyên dụng cho cá rồng Boyu LY 1800

Bể cá chuyên dụng cho cá rồng Boyu LY 1800



Thông số kỹ thuật:
Kích thước: 1765Lx675Wx1665H(mm).
Volt: AC 230/115V.
Frq: 50/60Hz.
Power: 98w.
Qmax: 5000l/h.
Uv light: 18w.





Tính năng:
- Bể LY-1800 với phong cách mới, rộng và hoàn hảo cho thấy được khí chất tuyệt đẹp, cao quý của cá Rồng và đại dương thu nhỏ.
- Bể được thiết kế mô phỏng từ nguồn ánh sáng quang phổ tự nhiên thúc đẩy sự tăng trưởng và làm nổi bật các màu sắc của cá Rồng, san hô, quỳ và cá nước mặn đồng thời tiết kiệm năng lượng cao và hiệu quả, tạo ra một bầu không khí ấm áp cho bể.
- Có hệ thống lọc mạnh và hiệu suất cao, cung cấp môi trường tăng trưởng tốt hơn cho cá Rồng, san hô, quỳ và cá nước mặn.
- Với công nghệ cao và bảng điện tử cảm ứng, nhà sản xuất đã tạo ra điều khiển từ xa rất thuận tiện trong khi sử dụng.



Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Những điều kiêng kỵ khi đặt bể cá cảnh

Trong phong thủy, vị trí rất quan trọng, nó có tác dụng điều hòa sinh khí, hút may mắn, tài lộc cho gia chủ




- Không được đặt bể cá dưới các tượng thần, đặc biệt là thần Tài hay ông tam đa Phúc - Lộc - Thọ. Theo quan niệm phong thuỷ, cách bố trí đó mang ý nghĩa “chính thần hạ thuỷ”, gây ra cảnh tán gia bại sản.

-. Không đặt bể cá trong phòng ngủ dẫn đến hiện tượng “âm thịnh dương suy”. Khi ngủ, nhịp sinh học giảm đến mức thấp nhất để mọi cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi. Nhưng do thiết bị tạo bọt của bể cả thường không ngừng vận hành, khiến nước trong bể cá luôn luân chuyển, làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bạn, khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi.

-. Không đặt bể cá gần bếp lò, âm dương tương khắc sẽ khiến cho các mối quan hệ trong gia đình căng thẳng.


-. Không đặt bể cá gần nhà vệ sinh hoặc góc quá tối và ẩm thấp sẽ dễ sinh tà khí, gây bệnh cho người sống trong nhà.


Aquagreen tổng hợp

Chọn hình dáng bể cá theo phong thủy

Nuôi cá không những chỉ đơn thuần là thú vui mà theo phong thủy còn là thuật chống tà khí, mang lại may mắn cho gia chủ. Để bể cá phát huy hết tác dụng tốt đẹp như mong muốn, ngoài chú ý đến số lượng, màu sắc cá nuôi, gia chủ cũng nên để tâm đến hình dáng bể cá.

Bể cá hình lục giác



Bể hình lục giác: Số 6 được xem là con số của hành Thủy nên có thể dùng dạng bình này. Dạng bình này thích hợp khi đặt ở trung tâm căn phòng hoặc ở ngay cạnh cửa phòng.

Bể cá hình tròn mang lại tài lộc



Bể hình tròn thuộc hành Kim có thể khiến Thủy (hành đại diện cho tiền tài) sinh sôi. Ngoài ra, hình tròn còn biểu thị sự viên mãn. Vì thế, bể cá hình tròn mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Bình này thích hợp khi đặt ở trung tâm căn phòng hoặc ở cửa phòng.

Bể cá hình chữ nhật cũng rất tốt



Bể hình chữ nhật thuộc hành Mộc. Thủy cộng hưởng Thủy tăng thêm tài lộc và vận may cho gia chủ. Vì vậy, dùng bình cá cảnh hình chữ nhật rất tốt. Bình này thích hợp đặt ở vị trí các cạnh tường của căn phòng.

Bể cá hình vuông



Bể hình vuông thuộc hành Thổ. Thổ khắc Thủy. Do vậy, không nên sử dụng kiểu bình này. Nếu nhất thiết sử dụng thì nên đặt ở vị trí các cạnh tường của căn phòng.

Bể cá hình tam giác



Bể hình đa giác (tam giác, bát giác,...) thuộc Hỏa. Theo ngũ hành, Thủy - Hỏa tương khắc nên không thể mang lại tài lộc.

Ngoài việc lựa chọn hình dạng bể cá cho phù hợp, bạn cần chú ý đến sự hài hòa về ngũ hành giữa hướng đặt bể cá và hình dáng của bể.

Aquagreen tổng hợp

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Thú chơi cá cảnh phát triển cùng xu hướng kiến trúc

Cá cảnh là một trong những thú chơi tao nhã, vốn đã quen thuộc từ lâu với người Việt Nam.  Ngày nay, chơi cá cảnh đang phát triển thành một trào lưu “hot” trong ba thú chơi “chim-cây-cá cảnh” bởi xu hướng trang trí nội thất theo phong thuỷ đang ngày càng trở nên phổ biến.




Nuôi cá cảnh theo kiểu “bình dân” không tốn kém, mỗi tháng chỉ tốn vài chục ngàn đồng là người chơi đã có bể cá với chục con đủ sắc màu làm sinh động thêm không gian trong nhà. Tùy theo mỗi loại cá cảnh mà giá có thể từ vài ngàn đến vài trăm ngàn đồng/con.

Hiện các loại cá: la hán, ngân long, các loại cá dĩa, cá hồng két chữ, lông gà, neon, ali, ba đuôi đầu lân, hạc đỉnh hồng, phượng hoàng, kim sao được người chơi trung lưu đang rất ưa chuộng. 




Với nhiều người, chơi cá cảnh không chỉ mang tính chất trang trí mà nó còn bao hàm nhiều yếu tố tâm linh, mang đến may mắn, tài lộc, sự thịnh vượng cho gia đình. Bởi vậy, có không ít “đại gia” đã không tiếc tiền đầu tư cho bể cá cảnh lớn với chi phí lên đến hàng chục triệu đồng. 


Nghề chơi cũng lắm công phu 

Theo chị Ngọc Hà, đại diện Công ty cổ phần cá cảnh Việt Nam (Aquagreen), vài năm trở lại đây, từ một trong những thú chơi tao nhã, cá cảnh đang phát triển thành một trào lưu, trở thành những công cụ trang trí nội thất phong thuỷ được yêu thích trong nhiều gia đình Việt Nam.

Gần đây là thú chơi những loài cá quý hiếm, đặc biệt là nuôi cá Rồng, cá chép Koi của Nhật Bản. Dân chơi cá Rồng “chuyên nghiệp” có rất nhiều người là “đại gia” đúng nghĩa đen về mặt tài chính bởi loại cá này có giá hàng triệu đến chục triệu đồng/con và khó nuôi, đòi hỏi chi phí nuôi rất lớn.

Trong sách Đỏ thế giới thì cá Rồng là một trong những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tại Việt Nam và nhiều nước khác trong khu vực, cá Rồng không còn xuất hiện ngoài thiên nhiên và đó cũng là lý do khiến giá của chúng rất đắt và nuôi cũng công phu. 




Trong khi đó, cá chép Koi ngoài hình dáng đẹp, được coi là loài cá thông minh bởi nhận biết và bơi theo gia chủ và đùa theo tay người cho chúng ăn. Cá Koi phù hợp với nuôi trong các hồ ngoài trời, vườn nước.



Phong trào nuôi cá Rồng, cá Koi của nhiều người vừa để trang trí nhưng cũng để khẳng định “đẳng cấp”, bởi có những người  chơi những loài cá trên chi phí tốn đến hàng chục triệu đồng mỗi năm.

Gần đây, chơi cá bằng hồ thủy sinh được nhiều gia đình lựa chọn. Hồ thủy sinh được tạo ra từ những nguyên liệu thật như cát, sỏi, các loại phân tạo ra môi trường sống cho cây và các loại cây thủy sinh.



Chơi cá cảnh là một thú chơi đòi hỏi người chơi phải thật sự yêu thích, đam mê và đầu tư nhiều công sức.

Mức sống của người dân ngày càng cao thì nhu cầu thưởng ngoạn cũng tăng lên, thú chơi cá cảnh cũng ngày càng được phổ biến sâu rộng. Cá cảnh không chỉ được trưng bày trang trí ở một số quán cà phê, quán ăn mà hiện nay nhiều gia đình cũng đã xem những bể cá cảnh như một thứ không thể thiếu để tăng thêm vẻ tươi mát, duyên dáng cho phòng khách các căn hộ chưng cư, hay những ngôi biệt thự.

(Aquagreen tổng hợp)

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Cá cướp biển

Chú cá nước ngọt kỳ lạ, có tên đáng sợ "cá cướp biển" có thể sử dụng chất hóa học mà nó tạo ra để “che” mùi cơ thể và lẩn tránh ánh mắt của kẻ thù.

Nếu việc sử dụng chất hóa học này được khẳng định thì đây sẽ là loài động vật đầu tiên sử dụng chất hóa học để chống lại kẻ thù, từ côn trùng đến các loài lưỡng cư được biết đến.

Loài cá cướp biển này thường sống ở những dòng suối và hồ Bắc Mỹ. Loài này có xu hướng ăn thịt các con cá khác trong bể bơi. Cá có một vài đặc điểm nổi trội như nó là thành viên duy nhất của họ nhà cá Aphredoderidae, hậu môn của loài này nằm gần cằm nó.

2 nhà nghiên cứu, William Resetarits - nhà sinh học thuộc đại học công nghiệp Texas, Lubbock, Mỹ và đồng nghiệp của mình, Christopher Binckley thuộc đại học Arcadia ở Pennsylvania, Mỹ đã phát hiện thêm một điểm đặc biệt của cá cướp biển.

Loài ếch cây thường chỉ đẻ vài quả trứng tại các ao, nhưng lại đẻ rất nhiều ở ao có cá cướp biển sống. Các nhà khoa học cũng nhận được kết quả tương tự với loài bọ cánh cứng.
Kết quả này khiến các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên và họ nhanh chóng nhận ra rằng loài ếch cây và bọ cánh cứng không hề biết đến sự tồn tại của cá cướp biển.

Tuy nhiên đến giờ họ vẫn chưa biết cơ chế tự “tàng hình” bản thân của loài cá này.

Có thể đó là một lớp áo ngụy trang, khó bị phát hiện hoặc nhận diện, hoặc nó không tạo ra những tín hiệu bị đối phương phát hiện ra.

Resetarits cho biết ông muốn kiểm tra khả năng che giấu bằng hóa học đã ảnh hưởng đến khả năng săn bắt của chúng thể nào, và liệu chúng có thể lẩn trốn được cả con mồi và kẻ thù hay không.


Các nhà khoa học cũng đang dự tính nghiên cứu sâu hơn về những tín hiệu mà bọ cánh cứng và ếch sử dụng để xác định cá sống trong ao và đâu là những tín hiệu mà cá cướp biển thiếu, khiến ếch và bọ cánh cứng không phát hiện ra chúng.


Trong hàng loạt các thí nghiệm được các nhà nghiên cứu tiến hành, họ nhận thấy loài bọ cánh cứng và ếch cây thường ít sống tại những nơi có loại cá là kẻ thù của chúng và con chúng. Tuy nhiên, cá cướp biển là ngoại lệ.


Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Cách nuôi la hán lên màu đẹp

Những người nuôi la hán luôn mong muốn cá của mình lên màu đẹp. Nhưng để đạt được điều đó không phải là dễ. Nhiều người "lùng sục" các phương pháp giúp la hán lên màu thỏa mãn đam mê nhưng vẫn không thành công. Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm học hỏi được từ các bậc thầy về la hán về phương pháp giúp la hán lên màu đẹp như ý:



1. Thức ăn cho cá la hán
Hiện có rất nhiều loại thức ăn lên màu cho cá. Chúng ta có thể cho la hán các loại thức ăn đó. Nhưng để lên màu tự nhiên, cần bổ sung cả các loại thức ăn khác. 
- Lên màu tự nhiên với thức ăn tươi sống (tép, trùng vĩ, cá con)Tùy theo độ tuổi của cá, với cá bột (cá con) sau khi nở hai ngày nên cho ăn trứng Artemia. Trứng Artemia có chất lượng tốt, bảo đảm dinh dưỡng cho cá con. Cho ăn trứng là cách ngăn ngừ các ký sinh trùng – mối đe dọa thường xuyên của cá con. Trước khi cho ăn cần ấp cho trứng nở. Cách cho ấp trứng đã được hướng dẫn sau hộp Artemia. 
Khi cá 1,5 tháng cho cá ăn thức ăn tươi sống như tép, cá con. Tuy nhiên với tép nên tỉa bớt râu để tránh làm rách miệng cá khi cá ăn. Khi cho ăn không nên cho cá ăn quá nhiều vì cá có thể bị sình bụng.

2. Lên màu cho cá trưởng thành
Với cá đã trưởng thành, ta có thể lên màu bằng cách: 
Khi một tuần tuổi, cho cá ăn trùng vĩ đông lạnh, được bán tại các cửa hàng chuyên bán cá kiểng. Giá cả trùng vĩ cũng khá mềm, tiết kiệm lại rất sạch và đảm bảo dinh dưỡng.
- Chu kì 1 tháng nên thả cá mái vào kè với cá trống, có thể kè bằng cách ngăn kiếng cho trống mái mỗi con 1 ngăn, kè trong vòng 1-2 ngày. Sau đó vớt ra hoặc có thể kè bằng cách trực tiếp thả cá mái vào chung cá trống. 
Tuy nhiêm với cách kè này chỉ có thể thả cá mái trong vòng 1-2 giờ rồi vớt ra. Với chú cá trống sau khi được gặp gỡ cá mái sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể, giúp màu sắc cá đẹp hơn. 
Khi chọn cá nên chọn cá bố mẹ khỏe, đẹp, màu sắc sáng, không bệnh, trong thời kì sinh sản sung mãn. Sung mãn nhất là thời gian giao mùa từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa hoặc ngược lại.