Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Sự khác nhau giữa nước biển tự nhiên và nước biển nhân tạo

Một bể cá cảnh nước mặn đẹp sẽ rất kén người chơi, bởi những công phu trong kĩ thuật chăm cá và đảm bảo môi trường cho cá sống là một vấn đề khó khăn với những người có niềm đam mê nhưng không có nhiều kĩ năng.

Chìa khóa của sự thành công khi nuôi một bể cá nước mặn nằm ở kĩ thuật nuôi, nắm vững kĩ thuật nuôi bạn sẽ tự tin chăm sóc những chú cá của mình.

Bể cá nước mặn

Môi trường sống của cá nước mặn đòi hỏi công phu cũng và khó khăn hơn so với cá nước ngọt, đây cũng là trở ngại dẫn đến phong trào nuôi cá nước mặn không phát triển. trong bài viết này sẽ đề cập đến vấn đề môi trường nước biển trong nuôi cá nước mặn nhằm cung cấp cho bạn những kiến thức ban đầu về nuôi cá cảnh nước mặn.



1. Nước biển tự nhiên

Cá biển không thể sống trong nước ngọt và ngược lại, cá nước ngọt không thể sống trong nước mặn. Vì thế nuôi cá nước mặn trước tiên phải hiểu rõ đặc tính của nước biển.

- Nhiệt độ nước

Cá nước mặn yêu cầu nhiệt độ cao hơn cá nước ngọt. Nhiệt độ thường trong khoảng 27-28 độ C. Cá nước mặn cũng rất nhạy cảm với việc thay đổi nhiệt độ nước. Vì thế người nuôi cần giữ nhiệt độ ổn định và không được quá chênh lệch trên 2 độ C. Ổn định nhiệt độ nước là tiền đề để nuôi thành công cá nước mặn.

- Độ PH

Tính kiềm của nước biển tương đối cao, độ PH thường nằm trong khoảng 8-8,5 – đây là điều kiện sống lý tưởng của cá nước mặn. Khi nước trong bể có độ PH giảm xuống dưới 8, là lúc năng lực của nước biển đang giảm, các bạn cần nhanh chóng bổ sung CO2 trong nước để cá phát triển tốt.

- Độ cứng

Độ cứng của nước biển thường trong khoảng 7 – 9 độ dH. Các bạn phải thường xuyên ổn định độ cứng này. Nếu trường hợp độ dH giảm, cần bổ sung thêm CO2 và nguyên tử canxi.

2. Nước biển nhân tạo

Cùng với công nghệ cũng như sự nghiên cứu của những chuyên gia trong ngành thì hiện nay vấn đề nước mặn để nuôi cá không còn quá khó khăn, bạn có thể tạo ra một môi trường nước mặn nhân tạo với sự giúp đỡ của các chuyên gia trong ngành.

Nước biển thiên nhiên có thành phần hoá học tương đối phức tạp, chủ yếu là Natri Cloride, Kali Cloride, Magie Sunphat, Sắt… Nếu ta trộn những thành phần đó vào sẽ tạo thành một loại nước biển để sử dụng nuôi cá cảnh. Người ta có thể tạo ra một môi trường nước mặn cho cá bằng cách  hoà một lượng muối biển nhân tạo vào nước ngọt theo tỷ lệ thích hợp sẽ được một lượng nước biển có thành phần hoá học gần giống tự nhiên. Trong thành phần nước biển nhân tạo có NaCl, MgSO4, KCl trộn theo tỷ lệ 31.

3. Cách thức pha chế nước biển nhân tạo

Nguồn nước ngọt để pha với nước biển nhân tạo phải là nước máy, phơi nắng 1 tuần. Cứ 1 khối nước ngọt, ta pha với 3,4 kg muối nước biển nhân tạo. Sau khi hoà tan, ta mở các thiết bị lọc và sục khí. Nước biển vừa hoà chế có màu rất đục, sau 48 tiếng mới trong hoàn toàn. Sau khi pha nước phải đợi 1 tháng mới tiến hành nuôi cá. Số lượng cá phải thả từ ít đến nhiều.

Cá cảnh nước mặn nuôi trong nước nhân tạo được pha chế thích hợp, tính thích ứng càng mạnh, tỷ lệ sống rất cao vì vậy bạn sẽ dễ dàng có một bể cá nước mặn tuyệt đẹp nếu như nắm vững các kĩ thuật nuôi cá.

Aquagreen tổng hợp

Không có nhận xét nào: