Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Lợi ích của Bể cá cảnh đối với sức khỏe của bạn

Bể cá cảnh có tính năng làm ẩm không khí, khắc phục được tình trạng bị khô da và hạn chế ảnh hưởng đến đường hô hấp của bạn.

Mùa nóng, việc chạy điều hòa thường xuyên sẽ làm khô không khí, dẫn đến việc làm khô da và đồng thời cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người già. Vì vậy, để khắc phục những hiện tượng đó, lời khuyên là đặt một chậu nước hoặc dùng những loại máy tạo hơi nước có tác dụng khắc phục tình trạng đó và tạo hệ cân bằng trong không khí. Tuy nhiên chúng ta có một giải pháp mới mang tính thẩm mỹ lại tạo được những hiệu quả tương tự đó là có một bể cá cảnh trong nhà.



Với những cách thông dụng như đặt chậu nước hay dùng máy phun sương có những nhược điểm như mất thẩm mỹ, với trẻ nhỏ có thể va chạm vào những dụng cụ này gây đổ nước ra nhà…. Dùng máy phun sương mất thời gian thay nước hàng ngày, nếu để gần các thiết bị điện tử khác vì có thể gây oxi hoá, ẩm mạch… phải điều tiết độ ẩm của máy thường xuyên, không khí ẩm quá có thể gây ảnh hưởng xấu tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Với một bể cá cảnh chúng ta tạo được một không gian đẹp cho ngôi nhà, mang tính thẩm mỹ cao, tạo cảm giác thoải mái, thư thái sau mỗi giờ làm việc căng thẳng, việc tỏa hơi nước tự nhiên giúp lưu thông không khí và thật yên tâm khi chạy máy lạnh.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Nitrobacteria - Bạn của Bể cá

AG xin giới thiệu đến các bác sản phẩm Nitrobacteria. Đây là sản phẩm cung cấp vi sinh vật có lợi cho bể cá cảnh. Những sinh vật này sẽ cạnh tranh và kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật không có lợi trong bể. Đồng thời chuyển các độc tố NH3/NH4+, NO2 thành dạng ít độc hơn NO3-. Từ đó sẽ làm cho môi trường sống của cá và cây thuận lợi hơn, khả năng miễn dịch cao hơn.




Liều dùng: Pha 10ml thuốc với 100l nước bể/tuần. Đổ trực tiếp dung dịch vào vật thể bám trong bể lọc (bùi nhùi, sứ lọc...). Khi vệ sinh vật liệu lọc nên vệ sinh từng ngăn riêng, mỗi ngăn cách nhau 1 tuần. 


Tránh điện giật khi chơi cá cảnh: Hiểm họa từ bơm chìm

Một số thiết bị điện nhỏ gọn được dùng khá phổ biến cho bể cá cảnh là cây sưởi, máy hút cặn và sục khí. Nguy cơ rò điện từ các thiết bị này không nhỏ, không những làm cá chết, mà đã có trường hợp người bị điện giật khi thay nước cho bể cá. 

Hiểm họa từ bơm chìm

Anh Nguyễn Thanh Hải (Hoàng Cầu, Hà Nội) sử dụng bể cá cảnh có máy bơm gắn kèm do Trung Quốc sản xuất. Máy bơm có tác dụng hút nước phía dưới bể cho chảy qua màng lọc để loại bỏ chất bẩn đồng thời tạo sục khí cho cá thở. Lớp bảo vệ cũng là phần trang trí được làm bằng nhôm và nhựa.

  
Anh Hải chia sẻ, anh nuôi cá rồng và cá đĩa với giá trị hơn 1 triệu đồng/con, ban đầu cá sống khoẻ mạnh nhưng sau vài tháng cứ chết dần. Một phần vì tiếc của, một phần vì nghĩ không chăm được nên anh không nuôi cá đắt tiền nữa, mà chuyển sang nuôi cá vàng, nhưng rồi cá gì cho vào bể nuôi cũng chết.

Một lần, trong lúc vớt cá chết, anh Hải quên không rút máy bơm. Khi vừa chạm vào mặt nước, anh bị điện giật nẩy người. Lúc này anh mới hay, chiếc bể cá bị rò điện làm cá chết.

Ông Phan Hoàng Tú, một chuyên gia trên diễn đàn Thế giới cá cảnh cho biết, người nuôi cá cảnh trong bể kính thường dùng đến máy hút cặn và sục khí để làm sạch cặn và cung cấp khí oxy cho cá. Máy có cấu tạo đơn giản như một cái bơm chìm.
  
Khi dòng điện được truyền vào, máy hút các cặn lắng do cá bài tiết dưới đáy bể rồi đẩy lên cao, nơi có đặt hộp bông xốp lọc cặn bã. Tại đây, nước được lọc sạch sau đó sẽ chảy xuống trở lại bể theo vòng tuần hoàn liên tục.
  
Hiện nay trên thị trường phụ kiện cá cảnh có hai loại máy hút cặn: Loại chỉ có chức năng hút đẩy nước, loại có tích hợp thêm bộ phận sục khí tiện lợi. Các loại máy này chủ yếu được nhập từ Trung Quốc. Dù nhà sản xuất đã chống rò điện và đổ nhựa chống ngấm nước ở bên trong kỹ lưỡng, nhưng sau một thời gian dài sử dụng, máy vẫn có hiện tượng rò điện ra bên ngoài, gây nguy hiểm cả cho cá và người tiếp xúc với bể.

Sử dụng bơm treo an toàn
 

Theo TS Phùng Anh Tuấn, khoa Thiết bị điện - Điện tử, Viện Điện, Đại học Bách khoa Hà Nội: Có thể có một vài nguyên nhân gây rò điện ở bể cá cảnh nhưng chủ yếu là từ van bơm của máy bơm. Van bơm có cấu tạo hút nước và thả nước để lọc nước bể cá, trong đó có gioăng cách điện giữa máy bơm và nước.
Do sử dụng lâu ngày, gioăng này bị lưu hóa nên bục, rách ra. Khi bị rò điện sẽ gây nguy hiểm cho người tiếp xúc, nhất là người có cơ thể yếu hoặc tùy vào từng điều kiện mà điện áp có thể dần dần tăng lên. Để khắc phục nguy cơ này, người sử dụng nên tháo bộ phận bơm lọc nước ra và thay gioăng cao su mới. Đồng thời có thể kiểm tra lại đường dây và các bộ phận máy có bị rò điện kèm theo hay không. 

Ông Phan Hoàng Tú cũng khuyến cáo, người sử dụng cần hết sức thận trọng với máy hút cặn thả trong bể cá. Nếu thấy có hiện tượng cá chết, nước không chảy, bọt khí không sủi thì phải nghĩ ngay đến trường hợp trong nước có điện và phải dùng bút thử điện kiểm tra trước khi chạm tay vào nước.
Tốt nhất là tuyệt đối không chạm xuống nước, không thau nước hoặc lau chùi bể cá khi máy hút cặn đang hoạt động, mà phải ngắt nguồn điện trước rồi mới được thao tác.
Giải pháp an toàn hơn cho cả người và cá là chọn dùng loại máy hút cặn và sục khí đặt ngoài bể. Cấu tạo của máy này theo nguyên lý của bơm treo, nghĩa là không cho máy chìm trong nước, mà nước được hút qua vòi thả từ trên xuống. Như vậy sẽ không xảy ra hiện tượng rò điện trong nước, tránh được nguy cơ điện giật chết cá và ảnh hưởng đến con người.

Aquagreen

Cá đĩa tê giác - Cá đĩa bị dị tật do môi trường nước

Các vây cá đĩa bị sờn rách, biến dạng, khập khiễng, thiếu vây lưng và thiếu vây bụng gọi là cá đĩa tê giác. Dị tật thường xảy ra ở các gai vây đầu tiên của vây lưng và vây hậu môn. Đây là hậu quả của môi trường nước ô nhiễm, nhiễm khuẩn hay ký sinh trong gian đoạn cá còn non và tổn thương là không thể phục hồi được.

Dân chơi còn gọi là fafu độc giác đĩa






Khi chọn cá đĩa để nuôi sinh sản nhân giống thì ta không nên loại trừ những con này ra, những con cá đĩa tê giác này chỉ thích hợp cho người nuôi làm cảnh, thích hàng độc.

Hiện nay thị trường Việt Nam xuất hiện cá dĩa tê giác khá nhiều và giá bán cá dĩa tê giác cũng bình thường chứ không cao.

Aquagreen

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Bùi nhùi mới về

Sau bao ngày mong ngóng. Sáng nay, ngày 19/09/2013 một lô hàng bùi nhùi với số lượng cực lớn đã về tới showroom Mỹ Đình của Aquagreen








Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Đặt bể cá theo phong thủy ở văn phòng

Chính bể cá đã mang yếu tố phong thủy. Rất nhiều người chơi không chỉ dừng lại ở việc đam mê mà còn chơi vì yếu tố phong thủy, mong muốn mang lại những điều tốt lành, may mắn cho gia đình, công ty. Nhưng việc chơi theo phong thủy còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, phải lưu ý để đạt được yếu tố phong thủy tốt nhất.



1. Hướng đặt bể cá

Bất kỳ một căn nhà hay văn phòng nào cũng không thể thập toàn thập mỹ, chúng luôn tồn tại những khuyết điểm. Vì vậy, việc đặt bể cá đúng vị trí cũng là một trong những cách hóa giải khuyết điểm cho văn phòng.

Khi lựa chọn hướng đặt bể cá không nên chọn hướng chính của văn phòng. Ví dụ: văn phòng quay hướng Đông thì không nên đặt bể cá quay hướng Đông. Hoặc kỵ hơn nữa là không nên đặt bể cá đối diện với cửa ra vào. Vì như thế theo phong thủy là bạn đang để những vận may của văn phòng “trôi” ra ngoài. Nên đặt bể cá ở những nơi không có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, nơi càng ít ánh sáng càng tốt.

2. Nên nuôi nhiều cá vàng trong bể

Cá để nuôi trong bể cảnh có rất nhiều chủng loại. Tuy nhiên, theo phong thủy, cá vàng có liên quan đến của cải, vì vậy nên lựa chọn loại cá này để nuôi. Bên cạnh đó, cá vàng đều có đặc tính chung là rất dễ sống, dễ nuôi, đặc biệt là giống cá có màu sắc rực rỡ, như cá chép vàng, cá bảy màu…Chính vì những ưu điểm trên mà cá vàng được rất nhiều người yêu thích.

3. Số lượng cá nuôi

Để xác định số lượng cá nuôi trong bể cần phải dựa vào mệnh của chủ nhân. Vì bể cá ứng với Thủy nên xem trong Ngũ hành tương sinh và Ngũ hành tương khắc để quyết định mình có nên nuôi cá hay không.

Theo cách dùng số trong quan niệm của phong thủy thì nên nuôi số lượng cá là 1, 6, 7, 8, hoặc 9 sẽ mang đến tài vượng cho văn phòng. Không nên nuôi số lượng cá là 2,3,4,5. Nếu số lượng trên mười con thì tính theo số lẻ. Ví dụ: 15 con thì tính là 5. Còn nếu cá 2 số đều chẵn thì tính theo số chẵn đầu tiên. Ví dụ: 20 thì tính theo số 2.

4. Lựa chọn màu sắc của cá

Khi lựa chọn cá, cần lưu ý đến màu sắc của chúng. Nên nuôi giống cá có màu vàng kim, màu trắng, màu đen, màu xanh hoặc màu bạc. Vì những màu này nếu xét về sức mạnh quang hợp trong không khí, nó sẽ làm cho những tia sáng có hại phản xạ ngược lại, giúp cho trường khí bảo đảm duy trì một không gian sạch sẽ, có lợi cho sức khỏe của cá. Nếu nuôi các giống cá màu đỏ, màu xanh lục hoặc màu tím thì do nó có khả năng hấp thu tia bức xạ tương đối mạnh nên không có lợi cho việc nuôi dưỡng.

5. Hạn chế những loài cá khó nuôi

Nên hạn chế nuôi cá nước mặn hay cá nhiệt đới. Vì rất khó để có thể tạo môi trường thuận lợi cho chúng sinh sống. Mặc dù màu sắc của chúng rất đẹp, được nhiều người ưa thích nhưng chúng lại rất khó nuôi. Nếu nuôi thì những sinh vật này cũng rất dễ chết. Nhìn từ góc độ phong thủy thì đó không phải là điềm lành. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của các nhân viên trong văn phòng.

Aquagreen.vn

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Một số mẫu bể thủy sinh của Aquagreen đã làm

Một phần rất nhỏ, được lấy ngẫu nhiên từ hàng nghìn bể thủy sinh Aquagreen đã làm cho khách hàng.
























Aquagreen.vn

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Có nên bỏ muối vào bể cá rồng

Rất nhiều người quan niệm rằng việc bỏ muối vào bể cá sẽ có một số lợi ích cho bể cá. Vậy việc bỏ muối vào bể rồng có thực sự tốt và nó có tác dụng phụ nào không? Hãy cùng đi sâu phân tích để thấy được điều đó



1. Lợi ích của việc dùng muối?
Một số nguồn nước có một lượng muối hòa tan rất thấp hoặc độ cứng của nước thấp, vì vậy chúng ta bỏ thêm một ít muối vào thì lại làm cho cá cảm thấy thỏai mái hơn và như là sự tái lập lại môi trường thiên nhiên cho cá. Cá sẽ thực sự giảm stress.
Thêm nữa muối cung cấp một lượng sodium và phần tử ion Chloride mà những cá đang bị stress hoặc bị bệnh rất cần.
Muối cũng giúp giảm bớt lượng nitrite độc hại trong nước khi dùng ở tỉ lệ 0.1 - 0.3%.
Ngâm cá trong môi trường nước muối tỉ lệ 0.3 - 0.5% trong 5 ngày thì có thể loại bỏ được một số bệnh sán đường ruột.
Cuối cùng lợi ích khác muối mang lại là sẽ tiêu diệt một lượng vi khuẩn độc hại như chilodonella cyprini hoặc các loại trùng tấn công cá hoặc sử dụng muối để làm sạch đường ruột cho cá.

2. Muối có thực sự tốt cho tất cả cá loại cá?
Một vài loài cá, như cá nước lợ như Monosm, scats, pufers và fidller scrabs thì nếu được nuôi dưỡng trong môi trường nước muối thì tỉ lệ sống và sanh sản sẽ rất cao. Nhưng cá vàng và các loài cá tetras thì lại ngược lại chúng sẽ nhanh chóng chết nếu sống trong môi trường nước muối thường xuyên, những loai cá không vẩy như cá chùi kiếng, Coydoras Catfishes thì ngay cả khi có tỉ lệ muối nhỏ chúng cũng sẽ bị stress nặng và thường thì không thể sanh sản.

3. Tỷ lệ và mức độ sử dụng muối hợp lý
Muối có nhiều tác dụng tốt cho cá nhưng sử dụng bao nhiêu và mức độ thường xuyên như thế nào?
Một muỗng muối cho mỗi 20 lít nước thì là đủ cho hầu hết các loại cá. Nên sử dụng các loại muối hột và muối ăn bình thường không dùng muối hóa học. Bạn có thể tìm mua tại hầu hết các nơi bán siêu thị, tạp hóa hoặc tại chợ. Muối không chứa hàm lượng Iodine hay Potassium thì tốt nhất, nhưng hầu hết muối bán ở thị trường Việt Nam hàm lượng này rất thấp do vậy bạn không cần lo.
Muối chỉ nên dùng sau mổi lần thay nước cho cá và chỉ cho vào thêm lượng muối cần thiết cho môi lượng nước thay vào.

4. Có phải hầu hết các tiệm bán cá cảnh đều sử dụng muối?
Theo kinh nghiệm của bản thân và nhiều bạn hàng thì muối được sử dụng trong nhiều năm qua tại các cửa hàng cá cảnh.
Và thật kì lạ các loài cá như cá Hồng Kim, cá Hồng Nhung và cá bảy màu cũng như một số loài ăn mồi khác thì rất thích có muối hiện diện 0.1 - 0.3%. Tỉ lệ sống và sinh sản rất cao. Nhưng đối với cá Đĩa, cá Ông Tiên, chúng ta chỉ sử dụng muối khi chúng bị bệnh, nếu dùng nhiều muối sẽ làm giảm tỉ lệ trứng nở và khả năng sinh sản của cá Đĩa và Ông Tiên từ 20 - 30%.

5. Tác dụng phụ của muối
Chẳng lẽ muối chỉ mang lại điều tốt mà không có tác dụng phụ? Tất nhiên giống như mọi loại thuốc, muối phải có những tác dụng phụ
Bạn nên luôn sử dụng muối cho bể cá vì muối giúp giảm stress, tăng thêm lượng điện phân tác nhân làm giảm nitrite trong nước, giúp cá hô hấp tốt hơn, mau chóng hồi phục và ....rất nhiều ích lợi khác mang lại.
Công thức trả pha trộn của muối đó là 1 muỗng muối cho 20 lít nước. Nhưng có phải bất kì loại nước nào cũng nên cho một lượng muối như hướng dẫn? nước suối, nước giếng, nước thủy cục cũng như vậy hay sao? Bạn nên nhớ mỗi nguồn nước đều có độ cứng khác nhau, hàm lượng các chất cũng khác nhau, theo một chuyên gia nhận định thì nước trong cùng một thành phố, nhưng khi đi qua các đường ống do có sự rò rỉ, các chất kết hợp thêm thì cũng đã làm biến đổi chất lượng nước.
Và liệu tất cả các loại cá bạn đang nuôi đều sử dụng lượng muối như nhau? có phải cá nước ngọt đều giống nhau? Muối có thích hợp cho cây thủy sinh trong cùng bể cá hay không? hay lượng nước nhiều hay ít thì nên dùng muối như thế nào?
Muối giúp cân bằng và giảm stress? Công thức này không thể rập khuôn được, vì thật sự rất nhiều cá nước ngọt không thể thích nghi được trong môi trường có muối, tùy thuộc vào môi trường nước như tôi đã nói ở trên. Một vài loài cá ưa nước mềm hoặc sống trong môi trường lượng chất hòa tan thấp thì buộc chúng sống trong môi trường muối theo sự hướng dẫn thiếu khoa học sẽ làm chúng thật sự bị stress và làm giảm khả năng chống đỡ bệnh tật.
Cá của bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi bạn để chúng tự cân bằng cơ thể chúng và chúng đả làm điều này hàng triệu năm qua mà không cần tác nhân của bạn.

Đối với những loài cá ưa nước mềm như cá Rồng, cá dĩa, cá Ông tiên, cá Tetras, Corys, Raboras, Anabantids. thì ngay cả nước máy được cung cấp tại thành phố hoặc tại một vài tỉnh củng đã khá là cứng và PH cao hơn nước tự nhiên cho các loài cá này. Vì vậy việc chúng ta bỏ thêm muối vào bể, chẳng nhũng không giúp cho chúng khá hơn mà còn làm cho nước thêm tồi tệ. Đương nhiên nếu bạn có phương pháp khoa học để làm giảm PH hoặc độ cứng của nước thì điều đó hoàn toàn khác, nhưng chế thêm hóa chất này mua thêm lượng đá kia để có gắng làm giảm PH hoặc độ cứng của nước chỉ làm cho cá của bạn thêm stress và thường thi không thể sinh sản.

Aquagreen.vn

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Cách tạo thức ăn tự nhiên cho cá biển

Đây cũng là yếu tố quyết định rất lớn đến sự sinh tồn của các loài cá nước mặn.




Có rất nhiều loại thức ăn thích hợp với cá nước mặn. Tuy nhiên có 3 loại thức ăn sau được ưa chuộng.
- Thức ăn biển: Đa số các loài cá nước mặn đều thích ăn rong, tảo và các loài giun biển. Tuy nhiên đây là những thức ăn khó kiếm trong tự nhiên nếu như bạn không phải là dân miền biển. Tuy nhiên, ta có thể nuôi rong tảo bằng phương pháp đơn giản sau: Để một bể nước mặn khoảng 100 lít ra ngoài ánh sáng mặt trời, bên trong để 2 hòn đá. Không lâu sau, rêu, tảo sẽ mọc đầy trong bể. Lúc đó, ta lấy thả vào bể nuôi cho cá ăn dần.
- Thức ăn nước ngọt:
Do khó kiếm thức săn biển và việc nuôi tảo cũng tương đối lỉnh kỉnh, người nuôi cũng tìm mọi cách để thay đổi thức ăn cho cá và chúng cũng tỏ ra thích nghi khá nhanh đối với các loại thức ăn. Ta có thể cho chúng ăn giun, bọ gậy, tôm nõn và cả những con cá con đối với những loài ăn thịt. Tuy nhiên để đạt được điưêù này cũng cần phải có một thời gian tập luyện để chúng thích nghi với những loại thức ăn mới.
- Thức ăn dạng hạt:
Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều thức ăn dạng hạt. Những thức ăn này có đầy đủ dinh dưỡng với các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cá nước mặn. Các loại thức ăn được cá ưa thích là SERA và A200 hiện có bàn rộng rãi trên thị trường.


Quỳ mới đẹp lung linh

Quỳ mới về showroom Mỹ Đình - đẹp lung linh