Mồi ăn ưa thích của cá Rồng là rết
Vì sao cá Rồng lại
đắt tiền?
Thật khó hiểu khi con cá bé tí
lại có giá hàng chục triệu đồng - ngang với một chiếc xe máy tốt, mà vẫn có rất
nhiều người chơi. Thực ra cá Rồng là loài cá "đô con", tuy lúc bé chỉ bằng chiếc
bật lửa, nhưng khi trưởng thành chúng dài đến hơn 60cm. Mỗi chiếc vảy cá Rồng
lúc đó to như miệng chén uống nước - điểm khác biệt nhất so với các loại cá khác
- trông như lớp áo giáp, cộng thêm những phần râu, vây và màu sắc lúc này cũng
đã phát triển, trông chúng rất hùng dũng.
Cá Rồng cũng là loài có tuổi
thọ cao vào hàng nhất nhì trong các loài cá. Thường thì để đến khi chúng trổ mã
hết phải mất 5-6 năm, từ khi đó chúng còn sống thêm hàng chục năm nữa trong điều
kiện được chăm sóc tốt. Thời gian dài gắn bó với chủ nuôi chính một trong những
yếu tố khiến chúng có giá cao.
Cá Rồng đắt còn vì chúng được
xếp vào hàng động vật cực kỳ quý hiếm. Tên chúng có trong sách đỏ dù rằng thực
tế hiện nay cũng chẳng mấy "hiếm", các trại cá của Malaysia, Singapore hay Thái Lan vẫn cho đẻ sòn sòn và xuất đi các nước.
Cuối cùng là do tâm linh, ai
nuôi loài cá này cũng đều cho rằng đó là con cá Tài Lộc, đem lại sự may mắn
trong nhà. Vậy mới có chuyện trước kia cá hiếm, khi nhập trạch một con cá Rồng
về nhà, ngoài việc xem hướng bể, thậm chí người ta còn... thắp hương. Giờ nguồn
cá sẵn, mang về người nuôi cũng chỉ coi như con vật quý trong nhà, lỡ có để chết
cũng không đến nỗi cuống cuồng sợ... đen đủi kéo về.
Những loại thức ăn kỳ dị
Thông thường người ta cho cá Rồng ăn tôm, cắt bỏ phần đầu (tránh
kiếm tôm đâm thủng ruột cá) rồi bỏ
tủ lạnh ăn dần. Vỏ tôm có tác dụng lên màu rất tốt cho lớp vảy Rồng. Thịt bò cũng là
loại thức ăn tốt nhưng đắt. Tuy nhiên thức ăn mà cá Rồng thích nhất lại là...
gián và thạch sùng.
Q. tự hào
bảo tôi rằng, nếu kẻ nuôi cá Rồng nhìn thấy gián mà không sáng mắt lên là chưa
biết nuôi. Anh có thể thản nhiên tóm bằng tay không con vật hôi hám ấy ném vào
bể cá. Q. bật mí: không bao giờ được phép cho cá ăn gián ở cống vì rất có thể
chúng đã bị xơi phải bả thuốc diệt gián nhưng chưa chết, ném vào bể cá đớp phải
là lìa đời.
Thạch sùng thì Q. xử bằng dây
thun, "tét" một phát là đứt đuôi rơi từ trần nhà xuống. Khoảng dăm con thạch
sùng là cá được một bữa no. Cá nhà Q. còn từng được xơi... chuột bao tử: "Tớ lật
đám gỗ bếp lên thấy 6 con đỏ hỏn, bằng đốt ngón tay, thế là cho cá xơi hết luôn".
Ở Hà Nội, giờ giới chơi cá
Rồng còn truyền nhau cách nuôi sâu Tàu (gọi là super worm). Đó là một loại sâu
khá to, có vỏ cứng. Mỗi con sâu được bỏ vào một cái vỏ đựng phim máy ảnh
(hay một đoạn ống nước cắt khúc), nuôi một thời gian sẽ biến thành bọ cánh cứng,
sau đó lại đẻ ra trứng, nở thành sâu. Cá Rồng ăn loại sâu này sẽ bị nghiện, rất
khó để chúng ăn trở lại các thức ăn khác
Bìa "Chứng minh thư" của cá Rồng
Nhưng trên hết thảy tất cả các
loại thức ăn trên phải kể tới rết. Một số hàng cá tại Hà Nội bán rết Trung Quốc
với giá 10 ngàn đồng/con, Q. sang Trung Quốc thấy giá chỉ có 4 ngàn, anh khoái
quá, vác về nguyên cả đàn. Con nào con đấy to như ngón tay út, dài cả gang tay,
đuôi răng đầy đủ. Báo hại vợ anh nhìn thấy... hét như còi.
... Bể nuôi gây shock!
Ruột "chứng minh thư" ghi rõ số seri của từng chú cá |
Lang thang nhiều ngày trời cùng Q. thăm hàng chục tay chơi,
tựu chung lại thấy bể nuôi cá rồng... rất phức tạp. Chỉ riêng một chiếc đèn
chiếu sáng đã có giá tới 600-700 ngàn đồng (mà bể bé nhất chí ít cũng phải hai
đèn). "Chơi cá là chơi đèn" - đó là câu nằm lòng của dân chơi cá Rồng. Mỗi dòng
cá là một loại đèn khác nhau: màu gì? bật mấy tiếng/ngày?... nên riêng nghệ
thuật chơi đèn cũng đủ để học cả năm, may ra con cá trông mới đạt phẩm cấp.
Nhà bé thì đừng nghĩ đến chuyện
dựng bể, chí ít cũng phải 1m5 chiều dài trở lên. Chiều rộng thì phải 70cm, nếu
không muốn con cá lớn lên bị gù. Phông và nền bể (backgroud) hiện nay được xài
chủ yếu là các màu đen, xanh nước biển và trắng. Tuỳ đặc tính của từng loại
Huyết Long hay Quá Bối mà xài phông.
Quan trọng nhất trong nuôi cá
Rồng là chất lượng nước, đây là môi trường sống của con cá. Đi với mấy tay chơi
cá thấy họ phóng vù vù xe máy trên đường, bụi bặm chẳng thành vấn đề; nhậu quán
nào cũng xong, chẳng cần mấy quan tâm đến vệ sinh thực phẩm. Nhưng nước cho cá
lại là chuyện khác. Điều đương nhiên là lúc nào nước cũng phải chảy tuần hoàn
24/24h, mùa đông thì phải có sưởi ấm. Ngoài bể nuôi còn có cả một bể lọc nằm
dưới với nhiều ngăn: nào bông (thậm chí còn chia thành bông cứng, bông mềm), nào
sỏi nhẹ, gốm, than hoạt tính... Còn hệ thống ống dẫn vào ra giữa 2 bể trông
không khác mấy... đường nước của các khu tập thể cũ.
Bình thường đối với các bể này,
cả tháng chủ chẳng cần thay thì nước vẫn trong veo nhưng nhiều vị vấn chưa hài
lòng. Họ thiết kế thêm hệ thống van bơm tự động, hàng ngày tự rút ra một lượng
nước nhất định, đồng thời bơm nước mới vào bể. Tóm lại nếu đem so sánh thì bể
lọc nước giếng khoan còn phải chạy dài, may ra chỉ mấy chiếc bình... lọc nước
tinh khiết bày bán trong siêu thị mới cùng đẳng cấp.
Cá cũng có "Certificate"
Chú Quá Bối nhỏ này hiện có mặt tại Hà Nội, thuộc hàng hiếm |
Trên đó ngoài việc ghi tên
loại, kích cỡ, ngày xuất trại còn phải đóng dấu nổi của trại xuất cá ra (ví dụ
như trại Shelookred hay trại Xian Leng - tên 2 trại rất nổi tiếng về cá rồng).
Quang trọng nhất là trên tờ giấy này phải có số seri của con cá. Mỗi một con cá
rồng loại cao cấp khi xuất trại đều được gây mê và gắn chíp vào bụng. Dùng một
chiếc máy cầm tay để scan sẽ thấy số seri của chíp, con số này phải trùng với số
trên certificate thì mới đúng là cá xịn.
Q nói về cái "chứng minh thư"
của cá Rồng chán rồi phẩy tay: "Nói cho cùng cũng chỉ là làm "hàng" thôi. Có đến
90% cái giấy này về đến tay người chơi là hàng giả. Cũng dấu nổi, cũng số seri
nhưng khi kiểm tra trên mạng, vào trang của các trại thì bói cũng chẳng thấy cái
số seri ấy. Nói chung cứ nhìn tận mắt, cá đẹp thì bắt thế thôi. Certificate chỉ
dùng để... trang điểm".
Aquagreen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét