Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Nhiễm độc vì chơi cá cảnh lạ

Tên của loài cá này là stingray. Dân chơi cá Việt Nam thường quen gọi là sam (chính xác phải gọi là cá đuối, song do e ngại việc gọi đúng tên sẽ bất lợi trong làm ăn, sinh hoạt nên đọc trại thành sam).

Tất cả các loại sam đều được nhập ngoại, từ Trung Quốc, Singapore, Thái Lan,... về Việt Nam và chia thành rất nhiều loại. Từ loại rẻ tiền như motoro (khoảng 1,6 triệu đồng/con) cho đến các loại tính bằng nghìn USD như Galaxy, Leo, Mai Hoa,...
"Sam có vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt so với tất cả các loài cá cảnh khác nên được nhiều người ưa thích”, anh Tấn, một người chơi cá cảnh tại Hà Nội, cho hay. “Đặc tính của sam là sống ở tầng đáy nên có thể tận dụng khi nuôi chung bể với nhiều loại cá khác mà không sợ chúng đánh nhau".

Tuy nhiên, điều oái oăm nhất là sam có một chiếc gai độc trên đuôi. Một số người chơi không may bị chúng chích khi cho ăn, dọn bể, kể lại: Ngay lập tức một cảm giác đau buốt chạy lên tận óc, đau hơn rất nhiều so với ong chích. Bàn tay bị chích lập tức sưng vù trong nhiều ngày, bất chấp việc nặn máu, hút độc, bôi thuốc... Thậm chí có những vết thương vẫn rỉ nước sau 2-3 ngày. Và khi trái gió, vết chích lại ngứa và đau nhức.

Ngoài tự nhiên, trên thế giới đã từng có những trường hợp tử vong do bị cá đuối nước ngọt (sam) chích trúng ngực hoặc chỗ hiểm.

Một con Galaxy (Thiên Hà) rất đẹp. Cá cái luôn có giá cao hơn cá đực. Phần giữa đuôi, nơi có chiếc gai độc, người ta phải luồn một gen nhựa để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển cá.


 
Con cá này mang tên Black Diamond (kim cương đen).

Đây là sam Mai Hoa. Sam trưởng thành, dù nuôi trong bể kính cũng được đạt kích thước chừng 50-60 cm, cỡ cái nón lá. Khi đó lượng độc tố sẽ rất nhiều.
 

 

Aquagreen


Không có nhận xét nào: