Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Cá Rancho

Giới thiệu: cá vàng ranchu được phát triển và hoàn thiện ở Nhật từ thời Minh Trị (1870-1885). Các tiêu chuẩn lựa chọn ở đây dựa trên những quy tắc phổ biến của người Nhật nhưng lưu ý rằng ngay ở Nhật cũng không hề có tiêu chuẩn chính thức nào được áp dụng cho cá vàng. Những tiêu chuẩn này rất cơ bản và phù hợp ngay cả khi các quy tắc ở Nhật được thay đổi hay cải tiến. Chúng không nên mâu thuẫn với các quy tắc của người Nhật bởi vì ranchu là giống cá vàng có xuất xứ từ Nhật và nên được duy trì theo phong cách này. Bởi vì ranchu được nuôi trong ao nên chủ yếu được quan sát từ mặt lưng, việc thưởng ngoạn và đánh giá cũng như vậy. Trong các cuộc triển lãm ở Nhật, cá ranchu được trưng bày trong các chậu men trắng





Hình dạng: hình dạng chung của ranchu rất quan trọng. Cần phải có sự cân đối giữa phần đầu, thân và đuôi. Ranchu phải có khả năng bơi lội mạnh khỏe và khoan thai, cử động phải nhẹ nhàng và duyên dáng.

Đầu: đầu nên dài, rộng và vuông. Hộp sọ phải to. Khoảng cách giữa hai mắt càng rộng càng tốt. Mắt nên nhỏ và nằm đúng vị trí; không được quá cao hay quá xa về phía trước. Phần mũ hay bướu trên đầu phải thật dày. Nhờ phần bướu mà đầu cá trông sẽ vuông vức. Một con cá ranchu chất lượng phải có bướu phát triển khắp trên đầu, trên cả mang và vùng xung quanh mắt.
Thân: lưng phải thật rộng. Cá ranchu không được có vây lưng. Vảy trên lưng phải nhỏ và đều. Khi nhìn từ bên hông, viền lưng bắt đầu từ sau bướu cho đến gốc đuôi, phải cong một cách hoàn hảo. Phần cuối của lưng phải thật dốc gọi là sesagali. Đây là một đặc điểm rất quan trọng ở cá ranchu. Ranchu với lưng dài sẽ có sesagali thuôn; ranchu với lưng ngắn sẽ có sesagali thật dốc. Đuôi và gốc đuôi tạo tành một góc 45 độ.

Bụng nên cân đối hai bên.
Gốc đuôi là phần nối giữa đuôi và thân. Gốc đuôi càng rộng và to thì càng tốt. Gốc đuôi không nên quá dài hay quá ngắn. Đây là điểm rất quan trọng khi đánh giá ranchu.
Vảy nên nhỏ và đều.
Đuôi nên đối xứng và hài hòa với thân. Đuôi không nên xòe quá rộng. Đuôi nên mềm mại và không quá cứng. Khi cá bơi, đuôi nên hơi khép vào bên trong, khi cá dừng đuôi nên xòe ra như hoa nở. Chuyển động kép vào – nở ra là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng một con ranchu. Đuôi nên nhỏ nhưng trông có vẻ to.

Có ba loại đuôi ở cá ranchu: bốn đuôi, ba đuôi và hoa đào. Loại đuôi đẹp nhất là bốn đuôi. Khe hở chính giữa phải thật hẹp khiến bốn đuôi trông giống như ba đuôi vậy. Nhờ vậy lực cản khi cá bơi sẽ không lớn.
Vảy trên vành gốc đuôi hay oza phải thật nhỏ. Khi nhìn từ bên trên, vảy phải sắp xếp như như các viên ngọc trai trên vòng đeo tay hay vòng cổ. Vành càng lớn, gốc đuôi càng dày và mạnh. Điểm kết nối giữa gốc đuôi và đuôi gọi là điểm nối hay ozuke. Điểm nối phải đối xứng và không được thuôn khi quan sát từ mặt bên.

Đuôi có phần cạnh đuôi hay oshia bên trái và bên phải; cạnh đuôi bị uốn cong khi cá bơi. Cạnh đuôi phải đối xứng và thẳng đến điểm cuối.
Khe đuôi hay oshin là đường chia đuôi làm hai phần bằng nhau. Khe đuôi nên nằm ở chính giữa và không nên quá sâu đến oza. Khi nhìn từ mặt bên, khe đuôi không nên quá cao hay quá thấp.
Chóp đuôi hay osaki nên tròn và đối xứng. Chúng không nên đè lên nhau, xoắn hay vênh.
Vành đuôi hay ozara là phần bên dưới đuôi với những vảy nhỏ. Vảy phải thật nhỏ và đều. Vành đuôi càng to và khỏe thì đuôi càng đẹp và mạnh khỏe.
Vây: vây ngực, vây bụng và vây hậu môn phải nhỏ. Cá ranchu có 1 hay 2 vây hậu môn. Hai vây hậu môn là lý tưởng nhưng một vây không bị xem là lỗi. Vây hậu môn không được nhô ra khi quan sát từ bên trên.

Màu sắc: cá ranchu có các màu sau đây:
- Toàn thân và đuôi có màu đỏ đậm.
- Toàn thân và đuôi có màu cam ửng đỏ.
- Hai màu đỏ và trắng.
- Hai màu cam ửng đỏ và trắng.
- Vảy đỏ viền trắng.
- Trắng.


Không có nhận xét nào: